"Tài nguyên duy nhất của Nhật Bản chính là con người!" là một câu nói nổi tiếng, khẳng định những phẩm chất tuyệt vời, đáng ngưỡng mộ của người dân Nhật Bản. Không chỉ được biết đến bởi những yếu tố nội tại bên trong mà bí quyết quản lý nhân sự của người Nhật cũng đóng vai trò to lớn trong việc đưa năng suất lao động cá nhân trở thành niềm tự hào của người dân đất nước mặt trời mọc. Cùng học hỏi cách quản lý nhà hàng của các ông chủ người Nhật nhé!
Học làm thầy trước khi làm thợ
Đối với người Nhật, nền tảng vững chắc là yếu tố quyết định của sự thành công. Ngay cả khi bạn tột nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi thì họ vẫn yêu cầu bạn bắt đầu với những công việc nhỏ nhất trong nhà hàng như rửa rau hay phụ bếp.
Theo chia sẻ của những người đã và đang làm việc trong các nhà hàng Nhật, có một đặc trưng khiến họ rất thích thú đó là mỗi khi đông khách và nhà hàng bị quá tải, các sếp sẵn sàng xắn tay vào bếp để làm trực tiếp tham gia vào guồng quay nhà hàng, từ phục vụ cho tới các công việc trong bếp. Điểm ấn tượng ở đây là các kỹ năng của họ vô cùng điêu luyện và chính xác, đồng thời hướng dẫn những mẹo giúp cho năng suất công việc nhanh hơn khiến cho các nhân viên phải tròn mắt thán phục.
Luôn công bằng
Được đối xử công bằng và được tôn trọng là yếu tố quan trọng để nhân viên có thể thoải mái làm việc mà không lâm vào tình trạng ấm ức. Trong các nhà hàng của người Nhật, không bao giờ tồn tại nguyên tắc “Điều 1: Sếp luôn đúng, điều 2: Nếu sếp sai, xem lại điều 1”như nhiều nhà hàng khác. Họ sẵn sàng nhận lỗi khi sai, và khi nhân viên dưới quyền mắc lỗi, tất cả sẽ bị đối xử như nhau không phân chia cấp bậc.
Đề cao tính kỷ luật
Bạn sẽ gây khó chịu vô cùng cho sếp người Nhật của mình nếu như đi muộn hoặc không tập trung, xao nhãng công việc đấy. Người Nhật vốn nổi tiếng với sự nguyên tắc và nghiêm túc trong công việc. Bản thân họ cũng sẽ là những người nguyên tắc trong công việc nhất để làm gương cho các nhân viên của mình.
Tôn trọng ý kiến nhân viên
Các ông chủ người Nhật thường đưa ra các câu hỏi hoặc tổ chức những cuộc họp bàn để lắng nghe ý kiến từ nhân viên của mình. Họ quan niệm, chính những nhân viên cấp bậc thấp và phải làm nhiều việc nhất sẽ có những giải pháp thực tế nhất để nâng cao hiệu suất công việc của mình và cho cả nhà hàng.
Không quát mắng
Quát mắng không những không làm tình hình tốt hơn mà còn khiến khoảng khách giữa sếp và nhân viên thêm xa. Không những thế việc quát mắng còn ảnh hướng trực tiếp tới tâm lí của nhân viên và làm ảnh hưởng tới thái độ trong công việc.
Thay vào đó, họ thường thẳng thắn chỉ ra lỗi sai của nhân viên bằng những cuộc đối thoại trực tiếp. Nếu như những lỗi lầm gây ra hậu quả, họ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách để khách phục sự cố.
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên