MỤC LỤC
Như thông lệ, cuối năm 2024, Hoteljob.vn tiếp tục tổ chức cuộc khảo sát online về tình hình nhân sự nghề khách sạn trong năm qua cùng những đánh giá - kỳ vọng về công việc hiện tại - triển vọng nghề nghiệp trong năm tới hay tương lai xa hơn nữa. Đặc biệt, với khảo sát lần này, Hotelier được hỏi thêm về việc có sẵn sàng đi làm việc tại nước ngoài không nếu có cơ hội?
Mời bạn tham gia khảo sát tình hình nhân sự nghề khách sạn 2024 và mong muốn làm việc tại nước ngoài
Thống kê số liệu, Hoteljob.vn tổng hợp và cho ra kết quả khảo sát chi tiết như sau:
+ Chất lượng nhân sự nghề khách sạn 2024
- Về độ tuổi: Trong tổng số 300 người tham gia khảo sát thì có đến 76,3% trong độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động trong nghề khách sạn - du lịch nói chung đang trẻ, khoẻ, dồi dào và đầy nhiệt huyết cống hiến.
- Về giới tính: 56,4% nam và 43,6% nữ. Tỷ lệ này không quá chênh lệch cho thấy sự đồng đều về nhân lực, ít có sự phân biệt về giới trong tuyển dụng và phân chia công việc. Có chăng, số lượng nhân viên nam nhiều hơn nhân viên nữ bởi một số công việc có tính nặng nhọc như buồng phòng hay bếp - hoặc đặc thù như bellman, kỹ thuật, lái xe… sẽ thường ưu tiên tuyển nam để đảm bảo chất lượng công việc.
- Về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc: 56,4% cho hay đã có thâm niên, tự tin tay nghề - 38,2% đáp ứng được yêu cầu công việc, cam kết sẽ học hỏi thêm để hoàn thiện - chỉ 3,5% chưa biết gì về nghề => cho thấy: chất lượng nguồn nhân lực nghề khách sạn đang khá cao, hầu hết Hoteliers đều đang có chí cầu tiến để vươn cao trong sự nghiệp, tìm kiếm cơ hội phát triển.
- Về khả năng ngoại ngữ: 90,9% sử dụng được tiếng Anh trong công việc, trong đó có đến 52,7% tự tin giao tiếp thuần thục. Ngoài ra, khoảng 7,3% thông thạo 2 ngoại ngữ trở lên. Chứng tỏ, tiếng Anh hay ngoại ngữ nói chung không còn là rào cản tìm việc hay thăng tiến của nhân sự nghề. Các bạn trẻ ngày nay hầu hết đều biết tiếng Anh và giao tiếp được đến tốt, rất tốt với khách nước ngoài, đảm bảo chất lượng công việc ở mức cao, thậm chí gây được thiện cảm rất tốt với du khách. Đây cũng là tiền đề để Hotelier tự tin làm việc ở nước ngoài nếu có cơ hội.
+ Mức độ hài lòng với công việc nghề
So với năm 2023, 58,2% nhân sự nghề cho đánh giá tốt hơn về công việc nghề của mình trong năm 2024 - 29,1% cho hay không có sự thay đổi nhiều, tức vẫn ổn định như cũ.
Tương tự, có khoảng 54,5% cho cảm nhận “hài lòng” và cho biết họ rất yêu nghề cũng như đầy nhiệt huyết cống hiến - 32,7% cho cảm nhận “tạm ổn”, tuy nhiên, họ sẽ “chuyển nghề nếu có cơ hội” - 12,7% nhân sự chán nản, muốn nhảy việc hoặc chuyển nghề. Những số liệu này cho thấy, mặc dù tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch - khách sạn năm qua có ổn định và khấm khá hơn năm trước, đại bộ phận nhân sự nghề cũng hài lòng và tiếp tục gắn bó với ngành. Thế nhưng, vẫn còn một số lượng không nhỏ những nhân viên nuôi ý định nhảy việc, chuyển nghề nếu tìm được môi trường mới tốt hơn. Chứng tỏ, đãi ngộ của một vài khách sạn - nhà hàng hay công ty du lịch chưa hấp dẫn, chưa tương xứng với năng lực và hiệu suất công việc của nhân viên, chưa tạo được sức hút để họ đặt mục tiêu chinh phục và phát triển, gắn bó lâu dài.
Tuy nhiên, một tín hiệu vui là 89,1% kỳ vọng một năm 2025 nhiều khởi sắc cho du lịch Việt nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn - nhà hang & du lịch nói riêng.
+ Sự sẵn sàng làm việc tại nước ngoài
- Về mức độ mong muốn: Khi được hỏi “Nếu có cơ hội, bạn có muốn đi làm việc tại nước ngoài không?” - 96,4 % trả lời có, trong đó có đến 78,2 khẳng định “rất muốn”. Nghĩa là, Hotelier Việt ngày càng tự tin vào năng lực của bản thân và sẵn sàng tìm kiếm cơ hội làm việc ở môi trường mới, chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn.
- Về khu vực mong muốn làm việc: được trải đều các quốc gia và châu lục tiềm năng như: các nước Đông Nam Á (ASEAN) (18,2%) - các nước Đông Bắc Á (Nhật, Hàn, Trung) (14,5%) - các nước châu Úc (Austrailia, Newzeland…) (21,8%) - các nước châu Mỹ (Mỹ, Canada…) (10,9%) - các nước châu Âu (EU) (29,1%) - du thuyền (5,5%).
- Về công việc mong muốn: vẫn là những vị trí việc làm “phổ thông” trong nghề khách sạn được yêu thích như: FO (39,9%) - Housekeeping (12,7%) - F&B (25,5%)…
- Về thời gian làm việc: 61,8% dự định đi từ 1-2 năm; 23,6% mong muốn đi ít nhất tầm 3-5 năm để tìm kiếm cơ hội. Còn lại, 9,1% chỉ đồng ý đi trong ngắn hạn vài tháng, số rất ít khác thích đi càng lâu càng tốt.
- Về mục đích “xuất ngoại”: Trả lời câu hỏi “Mục đích chính cho việc đi làm tại nước ngoài của bạn là gì?”, bên cạnh mong muốn “đột phá về thu nhập” (10,9%) hay “vừa được đi du lịch, vừa được trả lương” (10,9%) thì có đến 56,4% mong muốn “được học hỏi, trải nghiệm, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm” và 21,8% đi để tìm kiếm cơ hội đột phá mới trong nghề nghiệp.
- Về mức lương mong muốn: đa số đều kỳ vọng sẽ nhận được mức lương hay tổng thu nhập cao hơn hẳn lương trong nước và cao ít nhất là gấp đôi hoặc gấp 3, thậm chí phải cao bằng người bản xứ.
- Sự kỳ vọng về cơ hội việc làm hay nhà tuyển dụng: làm việc ở đâu cũng vậy, Hotelier nào cũng mong muốn/kỳ vọng sẽ nhận được sự tôn trọng, đồng cảm từ cấp trên và doanh nghiệp - được trả lương tốt, có cơ hội làm thêm giờ để tăng thu nhập - được dạy nghề, đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ và cải thiện khả năng ngoại ngữ. Đặc biệt, nếu môi trường làm việc tốt, ai cũng mong muốn có cơ hội được định cư tại nước đó để ổn định cuộc sống.
- "Có sẵn sàng trả phí để được “xuất ngoại”?" Với câu hỏi này, 78,2% trả lời “tuỳ mức độ chi phí, sẽ đi nếu phải chi không nhiều lắm”. Điều này hoàn toàn hợp lý. Bởi, nếu cân đo được - mất giữa việc chi tiền để được làm việc tại nước ngoài với những gì có thể nhận lại được mà tương xứng hay có lợi hơn cho mình thì không ai ngại chi cả.
=> Nhìn chung, nhu cầu hay mong muốn đi làm việc tại nước ngoài là có, thậm chí khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản như ngôn ngữ, khác biệt văn hoá, phải xa gia đình, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, thiếu tự tin về năng lực bản thân… khiến một số Hotelier lưỡng lự, chùng bước. Giải quyết được những hoang mang này, cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên đều có thể được kết nối nhanh, cho hiệu quả công việc tốt.
Một trong những cách hay và hữu hiệu chính là tham gia khảo sát tình hình nhân sự nghề khách sạn của Hoteljob.vn để cung cấp thông tin thực tế và đề xuất nguyện vọng, mong muốn trong công việc, môi trường làm việc đến các cấp lãnh đạo, ban ngành liên quan cùng nhau thảo luận và cân nhắc cải thiện, hỗ trợ, giúp đỡ - nỗ lực khôi phục và phát triển ngành du lịch Việt hưng thịnh và cạnh tranh.
Mới đây, lãnh đạo Hoteljob.vn đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Bộ LĐ-TB&XH cùng đại diện doanh nghiệp tại Phần Lan để tìm hiểu, nắm bắt về nhu cầu tuyển dụng lao động ngành khách sạn - du lịch sang làm việc tại Phần Lan.
Qua chia sẻ, doanh nghiệp nước ngoài hiện cần tuyển lễ tân/ phục vụ nhà hàng/ bếp/ buồng với mức lương vào khoảng 2.200 - 2.500 euro (~ 57 - 65 triệu đồng) 1 tháng. Về điều kiện tuyển dụng, phía doanh nghiệp Phần lan yêu cầu ứng viên có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm, giao tiếp tiếng Anh, không hạn chế tuổi tác hay giới tính.
Nhân sự nghề quan tâm và có nguyện vọng ứng tuyển nhanh tay liên hệ Hoteljob.vn - qua hotline: 091 949 0330 để được hỗ trợ và kết nối. Đừng quên thường xuyên theo dõi website để cập nhật thông tin và cơ hội làm việc hấp dẫn tại đất nước Phần Lan nói riêng hay nhiều doanh nghiệp quốc tế khác nhé!
Ms. Smile
(Kết quả tổng hợp từ 300 ý kiến tham gia khảo sát)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên