MỤC LỤC
Không đánh đồng tất cả nhưng rõ ràng, 26 khu vực vệ sinh được Hoteljob.vn điểm mặt gọi tên sau đây là những chỗ nhân viên làm phòng thiếu chuyên nghiệp cố tình bỏ qua để rút ngắn thời gian hoàn thành công việc.
Gọi tên 23 khu vực vệ sinh thường bị bỏ qua khi dọn phòng
K., Giám sát tầng thâm niên 2 năm, cũng từng có kinh nghiệm 4 năm làm nhân viên dọn phòng chỉ ra danh sách 26 khu vực hay bị bỏ quên nhất trong phòng khi làm vệ sinh:
#1. Khu vực giữa giường và tủ đầu giường, nơi các mảnh thức ăn, bụi bẩn hay bất cứ mảnh vụn nào cũng có thể lọt vào hay tích tụ lại nhưng khó phát hiện vì thường bị che khuất bởi ga trải giường.
#2. Đệm/nệm giường, thứ mà chỉ cần phủ ga trải giường sạch lên là giường đó auto sạch.
#3. Mặt trong của ngăn kéo và tủ quần áo, nơi bụi có thể tích tụ trong các kẽ hở.
#4. Bề mặt bên dưới tất cả các đèn chiếu sáng và các phụ kiện khác được để trên bàn, nơi bụi cứ thế tích tụ lại mỗi giờ vì thường có xu hướng bị bỏ qua.
#5. Mặt trên của tất cả các khung tranh treo trên tường, nhất là tranh treo trên cao, bởi nơi đó khó mà nhìn thấy bằng mắt thường.
#6. Mặt trên của tất cả các loa cố định của hệ thống phát âm thanh trong phòng (nếu có).
#7. Bên trong ống ngậm và tai nghe điện thoại bàn.
#8. Lưới khuếch tán của bộ tản nhiệt hoặc máy điều hòa không khí.
#9. Trần phòng có thể còn bụi bẩn hay thậm chí mạng nhện.
#10. Bề mặt phía sau/trong các đồ nội thất độc lập (tạo các góc chết) gần như không thể di chuyển ra, chẳng hạn như: giá đỡ TV bằng gỗ, giá để hành lý đứng cố định ở một bên.
#11. Gối và vỏ gối không có nếp nhăn, gối trang trí giường.
#12. Mùi chung của căn phòng, do cảm nhận chủ quan của nhân viên dọn phòng cho rằng phòng hiện không ám mùi khó chịu cần xử lý.
#13. Khu vực bên trên của vòi hoa sen trong phòng tắm.
#14. Bề mặt bên dưới thảm tắm, nơi tích tụ bụi bẩn, nước bẩn và nấm mốc.
#15. Khu vực phía sau bồn cầu, bao gồm các đường ống, bể chứa nước và ngăn chứa cuộn giấy vệ sinh, tất cả đều tạo ra các bề mặt và ngóc ngách nơi chất bẩn đọng lại.
#16. Khu vực bên dưới bệ ngồi của bồn cầu, cả ống lót cao su vừa với bệ ngồi của bệ xí đến bồn cầu.
#17. Khu vực gầm giường, giá treo khăn tắm, nơi khó tiếp cận và có thể tích tụ nhiều bụi hay mảnh vụn.
#18. Các lỗ thông hơi trong nhà vệ sinh, rất khó tiếp cận và nếu bỏ qua trong quá trình làm vệ sinh định kỳ thì có thể tích tụ các dạng bụi bẩn cứng đầu.
#19. Ván chân tường trong phòng ngủ.
#20. Bề mặt mọi công tắc điện trong phòng.
#21. Điều khiển TV/ máy lạnh.
#22. Tay nắm cửa, nhất là cửa ra vào nhà tắm.
#23. Mặt ngoài cửa sổ, tay vịn cửa ở những phòng trên tầng cao.
#24. Bề mặt bên dưới lỗ thoát của bất kỳ lỗ thoát nước nào, kể cả lỗ thoát trên lavabo rửa mặt.
#25. Vòi xịt, tường phía sau bồn cầu ngỡ sạch nhưng cực kỳ nhiều vi khuẩn.
#26. Tay cầm các vật dụng phục vụ nhu cầu, như: ấm siêu tốc đun nước pha trà hay cà phê, máy sấy tóc, bình trà, ly tách… Buồng phòng có thể đã dùng tay không sạch giữ cố định chúng tại tay cầm và kết thúc công việc bằng cách đặt nó xuống vị trí cũ.
Chủ quan hay thiếu chuyên nghiệp
Ai đi làm thuê mà không sợ bị bắt lỗi và chấn chỉnh, kỷ luật đúng không? Tuy nhiên, tồn tại nhiều cá nhân làm việc thiếu đi sự chỉnh chu và trách nhiệm khi làm ẩu, tắc trách, làm cho có rồi đẩy trách nhiệm sang một hoặc nhiều lý do khác để chạy tội. Công việc dọn phòng là điển hình. Không ít Housekeeping nói chung, Room attendant nói riêng dọn thiếu hay dọn bẩn, làm không xong việc nhưng vẫn được tuyên dương, khen thưởng và thăng tiến do được công nhận làm việc năng suất. Thế nhưng, sự thật là, họ phạm lỗi ngầm khi bỏ qua nhiều khu vực đáng ra vẫn phải được làm sạch.
Tại sao không làm nhưng không bị phát hiện?
Lý do chính là những chỗ đó khó với tới nên ít bị kiểm tra bởi giám sát tầng hay bị phát hiện bởi khách nên dĩ nhiên, chất lượng công việc làm phòng vẫn được đánh giá là đạt. Ngoài ra, vào các đợt cao điểm, khi lượng khách thuê phòng lớn, khối lượng công việc nhiều nên ai cũng hối hả làm phòng và kiểm phòng thật nhanh để đón khách, khi đó, họ vô tình bỏ qua hay nghĩ bỏ qua tạm thời chỉ 1 lần này thôi những nơi khó làm vệ sinh nhằm có phòng sạch nhanh đón khách.
Dù xuất phát từ nguyên nhân gì nhưng rõ ràng, chuyện bỏ qua những khu vực vệ sinh nhất định khi dọn phòng cũng cho thấy chất lượng dịch vụ không đảm bảo. Sẽ như thế nào nếu bị Giám sát hay Khách phát hiện và vạch trần?
Làm gì để phát hiện và hạn chế sai sót?
Cần thiết phải lập bảng checklist, là danh sách kiểm tra riêng cho những khu vực có thể thường xuyên bị bỏ quên như vậy. Giám sát tầng, hay nhân viên phụ trách check lại tình trạng vệ sinh phòng cần cẩn thận và kỹ lưỡng quan sát, đánh giá chất lượng vệ sinh, phát hiện ngay những khu vực chưa được làm sạch để yêu cầu xử lý lập tức, tránh tình trạng lơ là hay bỏ sót để khách phát hiện thì khả năng nhận “bad review” là hoàn toàn có thể. Việc khách sạn ban hành và sử dụng bảng checklist như thế cũng khiến nhân viên làm phòng nâng cao ý thức và trách nhiệm làm việc, làm đủ nhiệm vụ và nhanh để đạt yêu cầu, từ đó hạn chế tối đa sai sót.
Ms. Smile
(Tham khảo và biên tập lại từ Setupmyhotel)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên