Gluten là gì?
Gluten là hỗn hợp của hai loại protein gliadin và glutenin. Gluten thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, tiểu hắc mạch, mì căn (dùng để thay thế thịt khi chế biến các món ăn chay) và các loại phụ gia dùng trong thực phẩm chế biến sẵn như kem, thức ăn đóng hộp, nước dùng,... Về cơ bản, thực phẩm có chứa Gluten không gây hại cho người ăn, thậm chí còn có thể loại bỏ rất nhiều loại dị ứng khác nhau. Song đối với những người mắc bệnh celiac (một loại bệnh đường ruột do mẫn cảm với chất gluten, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn) thì Gluten lại là một “kẻ thù tiềm ẩn”. Do đó, chế biến thực phẩm không có chứa Gluten đang là một trong những xu hướng mới trong thế giới ẩm thực.
Xu hướng nấu ăn Gluten-free là gì?
Các đầu bếp phụ trách chuẩn bị các món ăn không có chứa Gluten sẽ phải đảm bảo thực phẩm không có lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và phải nói “Không” với hầu hết các loại bột mì, bánh mì, sợi mì và thậm chí cả bia. Mặc dù không có nhiều trường học tổ chức riêng các lớp hướng dẫn nấu ăn theo xu hướng này, song nhiều trường cũng đã đưa xu hướng này vào trong các lớp học để các học viên phần nào nắm được sơ qua cách chế biến các thực phẩm không có Gluten.
Lợi ích của chế độ ăn uống không có Gluten
Nhiều người cho rằng chế độ ăn uống không có Gluten chỉ mang lại tác dụng đối với những người mắc bệnh celiac, nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tất cả mọi người đều có thể hưởng lợi ích to lớn từ chế độ ăn uống không có Gluten này:
Tạm biệt đồ ăn có Gluten sẽ giúp bạn tránh được nhiều thực phẩm gây béo
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng Gluten là một tác nhân gây ra tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao (đối với một số loại ung thư nhất định)
Những nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng chế độ ăn uống không có Gluten sẽ hữu ích đối với những người mắc chứng xơ cứng tế bào, bệnh Parkinson, bệnh tự kỷ, bệnh co giật hoặc các bệnh về rối loạn thần kinh khác.
Các thực phẩm không chứa Gluten chứa chất xơ và protein tự nhiên nhiều hơn.
Chế độ ăn uống không có Gluten cũng giúp giảm hiệu ứng phụ của bệnh thiếu máu và tiểu đường
Gluten Free: Nói không với những gì?
Hãy cẩn thận khi xem bao bì của thức ăn. Ngoài những thành phần hiển nhiên cần loại bỏ như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, mì căn thì bạn cũng cần lưu ý với những loại thức ăn có chứa Malt hoặc protein thực vật thủy phân. Học cách lắc đầu với các loại bánh mì, các món ăn chay, mì Ý, ngũ cốc ăn sáng truyền thống và cẩn thận với các loại bánh quy và bánh ngọt.
Giải pháp bù đắp cho Gluten Free
Các loại thức ăn được chế biến từ ngô hoặc gạo, khoai tây, rau củ, thịt cá, trứng và các sản phẩm từ sữa là những nguồn protein tuyệt vời mà không hề chứa gluten. Ngoài ra, bạn có thể thay thế bia bằng các loại thức uống lành mạnh khác không chứa Gluten như rượu vang ở mức độ vừa đủ.
Làm chủ chế độ ăn uống không có Gluten: các đầu bếp cần làm gì?
Khi tìm hiểu về xu hướng nấu ăn này, rất có thể bạn sẽ khám phá ra những cách mới để nấu nướng những nguyên liệu cũ, đồng thời biết cách chọn nguyên liệu không có chứa Gluten nhưng vẫn đảm bảo độ hấp dẫn và ngon miệng cho món ăn.
Các đầu bếp sẽ học cách kết hợp những loại bột, tinh bột khác nhau để thay thế những loại bột thường dùng. Ngay cả khi việc thay thế hoàn toàn Gluten là không thể, song các đầu bếp giỏi thường biết cách sử dụng các kỹ thuật và các nguyên liệu khác nhau để tạo ra công thức gần như tương tự.
Nếu bạn cảm thấy hứng thú đối với xu hướng nấu ăn này, hãy để ý và cân nhắc xem khóa học bạn sắp tham gia có cung cấp các bài giảng về xu hướng nấu ăn không có Gluten này không. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bạn có rất nhiều lựa chọn khi quyết định theo đuổi con đường này bởi các thực khách ngày càng quan tâm hơn nữa tới sức khỏe của mình!
Hàng nghìn cơ hội việc làm bếp đang đợi bạn tại Hoteljob.vn!
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên