MỤC LỤC
Lợi nhuận của một khách sạn – nhà hàng cao hay thấp, có lãi hay là lỗ - một phần quan trọng phụ thuộc vào chi phí overhead. Vậy bạn có biết chi phí overhead là gì? Hãy tìm hiểu cùng Hoteljob.vn nhé!
Bạn có thể giải thích chi phí overhead là gì? (Ảnh nguồn Internet)
► Chi phí overhead là gì?
Chí phí overhead (chi phí hoạt động chung/ chi phí chìm/ chi phí gián tiếp) là những khoản phí phục vụ cho hoạt động vận hành thường ngày của doanh nghiệp, không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm – dịch vụ.
► Các loại chi phí overhead trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng
Bất kỳ khách sạn – nhà hàng lớn hay nhỏ đều tốn phí hoạt động chung, chi phí overhead bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng (nếu có)
- Tiền điện – nước – mạng wifi
- Chi phí tiền lương cho nhân viên hành chính
- Chi phí văn phòng phẩm
- Chi phí Marketing – quảng cáo
- Chi phí sửa chữa – bảo trì máy móc, thiết bị
- Chi phí bưu chính
- Chi phí bảo hiểm
- Lệ phí cấp phép, nộp hồ sơ pháp lý, các loại thuế…
Chi phí overhead của khách sạn – nhà hàng gồm rất nhiều loại chi phí gián tiếp khác nhau (Ảnh nguồn Internet)
► Cách tính tỷ lệ phần trăm chi phí overhead so với tổng chi phí của khách sạn – nhà hàng
Khi cộng tất cả chi phí gián tiếp lại với nhau – đó chính là tổng chi phí overhead cần cho hoạt động của khách sạn, nhà hàng. Chúng ta có thể tính tỷ lệ phần trăm chi phí overhead so với tổng chi phí của khách sạn – nhà hàng bằng cách sau:
1. Lấy tổng chi phí overhead chia cho tổng chi phí trực tiếp.
2. Nhân kết quả trên với 100%, chúng ta sẽ tính được tỷ lệ phần trăm chi phí hoạt động chung so với tổng chi phí của khách sạn – nhà hàng.
Nếu tỷ lệ đó là 25% thì khách sạn – nhà hàng đã bỏ ra 25% tổng chi phí vào các khoản chi mặt bằng, tiền điện – nước, nhân viên hành chính… cho mỗi sản phẩm – dịch vụ bán ra. Nếu khách sạn – nhà hàng duy trì chi phí over head ở mức thấp, sẽ bán được sản phẩm với giá cạnh trạnh hơn, khi đó lợi nhuận sẽ càng lớn; ngược lại nếu để chi phí overhead chiếm tỷ lệ quá cao thì nó sẽ “bào mòn” con số lợi nhuận – thậm chí là kinh doanh thua lỗ.
Duy trì tỷ lệ chi phí overhead ở mức thấp sẽ giúp lợi nhuận sẽ càng cao
► Kinh nghiệm quản lý chi phí overhead trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng
Với bản chất không gắn liền với việc “sản xuất” ra sản phẩm – dịch vụ, cho nên chi phí overhead dễ biến động và thường xuyên phát sinh mới. Các khách sạn – nhà hàng cần phải kiểm soát tốt các khoản chi phí gián tiếp này – bởi trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh hiện nay, nếu doanh thu không đạt như kỳ vọng, trong khi không thể tăng giá bán sản phẩm – dịch vụ, dòng tiền về chậm – chi phí vận hành tăng thì doanh nghiệp dễ “mất sức đề kháng” về mặt tài chính – dẫn đến thua lỗ.
Dưới đây là một số giải pháp phổ biến giúp quản lý chi phí overhead hiệu quả:
- Tìm giải pháp thay thế: tìm cách đơn giản hóa và tối ưu hiệu quả các quy trình nghiệp vụ - mục đích là giúp kiểm soát chặt chẽ, đồng thời gia tăng “tính kinh tế” trong hoạt động.
- Mua hay thuê: nếu cần nhân sự cho một bộ phận cụ thể thì cần cân nhắc kỹ giữa việc tổ chức thành phòng ban riêng hay sử dụng dịch vụ thuê nhân sự bên ngoài.
- Cân nhắc giữa việc thuê trọn gói hay thuê phát sinh: cái nào sẽ hạn chế các chi phí tốt hơn
- So sánh giữa các nhà cung cấp: để lựa chọn được nhà cung cấp có mức giá tốt nhất.
- Đề cao tiêu chí sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
Mong rằng với những thông tin được Hoteljob.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu được chi phí overhead là gì và những vấn đề liên quan đến chi phí này trong hoạt động kinh doanh khách sạn – nhà hàng.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên