Không phải lương hay service charge, tip có lẽ chính là khoản thu nhập “béo bở” nhất của dân khách sạn mỗi tháng. Có nhân viên nói nhỏ tổng số tiền tip mình nhận được cao gấp 2 lương và hơn khá nhiều tiền service. Nhờ vậy, tổng thu nhập mùa cao điểm luôn trên 15 triệu đồng/tháng, đỉnh điểm tận 20 triệu.
Không phải ai cũng được Tip và nhận full tip
Rõ ràng, chỉ một vài vị trí làm việc trong khách sạn mới có thể nhận được tiền tip từ khách. Đó thường là những công việc trực tiếp phục vụ khách và khiến họ hài lòng. Mức độ hài lòng càng cao cộng với mức độ chịu chi và điều kiện tài chính của thượng đế quyết định số tiền tip bao nhiêu, cao hay thấp.
Lễ tân, bellman/doorman, phục vụ nhà hàng, buồng phòng là những vị trí thường xuyên được khách tip.
Tùy theo chính sách lương thưởng của mỗi cơ sở sẽ quy định việc chia tip ra sao. Có nơi “tip ai người ấy nhận”, nhưng cũng có chỗ cộng dồn tổng tip lại rồi chia đều cho nhân viên bộ phận hoặc thậm chí cho cả cơ sở.
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là người được nhận full tip chắc chắn có mức thu nhập cao và khủng mỗi tháng, còn kẻ bị “chia 5 xẻ 7” thì chỉ nhận về mấy đồng tip lẻ đủ tiền ăn sáng, uống cà phê. Bởi đi làm sẽ có ngày này ngày khác, khách nọ khách kia – có ngày được tip có ngày không, có khách nọ tip khách kia không… nên việc chia đều đôi khi lại tốt, đảm bảo “khoản kiếm thêm” luôn có mỗi ngày.
Tại sao nhân viên khách sạn luôn mong chờ những khoản tip từ khách
Ai được tip nhiều nhất khách sạn?
Nhiều hoteliers thắc mắc “ai được tip nhiều nhất khách sạn?”. Một bài đăng thắc mắc như thế từng xuất hiện trên fanpage Nghề Khách Sạn và nhận được nhiều đề cử.
Lễ tân, bellman, phục vụ nhà hàng, buồng phòng vẫn là những cái tên quen thuộc được đặt lên bàn cân “tip khủng”.
Qua rất nhiều bình luận được đưa ra, Top2 gọi tên Bell và HK. Vậy ai sẽ lên ngôi vương trên hành trình “rút hầu bao” của khách đến khách sạn?
Xem người trong cuộc, có kinh nghiệm và thâm niên nói gì:
Về vấn đề tips cho Bell (nhân viên hành lý) so với Housekeeping (nhân viên dọn phòng), kinh nghiệm thực tế nó như thế này:
+ Nói chung, bell thường được tip nhiều hơn HK bởi vai trò trực tiếp phục vụ, hỗ trợ khách hàng
+ Bell giúp khách check-in/ check-out, mang hành lý, đặt dịch vụ phòng và thường xuyên giao tiếp với khách. Đây là cơ hội để khách ghi nhận sự phục vụ
+ Tuy nhiên, mức độ tip cho bell phụ thuộc rất lớn vào thái độ phục vụ của từng cá nhân. Bell có kinh nghiệm sẽ nhận được nhiều tip hơn
+ HK có khả năng nhận được tip nếu phòng được dọn sạch sẽ, gọn gàng và có thiện chí phục vụ ngoài giờ làm
+ Tiền tip cho HK có thể thấp hơn bell do ít tiếp xúc với khách nhưng vẫn là khoản thu nhập cộng thêm không nhỏ
Nói đến đây hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc như tiêu đề. Rằng Bellman khả năng cao là vị trí được tip nhiều nhất khách sạn.
Thực tế công việc có thể lý giải cho kết luận này. Thử ví dụ 1 bell phục vụ (khuân vác hành lý) cho ít nhất 10 khách lưu trú trong 1 ca làm việc, mỗi khách như thế tip 50K thì ca đó bell được 500K tổng tip ngày, nhận full tip – nhân lên số ngày công là 22 thôi thì tổng tip tháng đã lên đến 11 triệu rồi, chưa kể những khách sạn, resort hàng nghìn phòng, mỗi ngày đón hàng trăm, nghìn khách thì con số có thể lên gấp vài lần nữa; rồi cộng thêm lương cứng 5 triệu/tháng, servicer charge 4-5 triệu/tháng mùa cao điểm thì tổng thu nhập có phải trên dưới 20 triệu/tháng như chia sẻ ở đầu bài không?
Bạn đang làm việc ở vị trí nào - tình hình tip mỗi ngày/tháng ra sao?
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên