Tiêu chuẩn xử lý và phòng ngừa hỏa hoạn tại khu vực bếp khách sạn

Hỏa hoạn là tai nạn thường gặp tại khu vực bếp khách sạn - nhà hàng. Nhân viên bếp nói chung không chỉ nắm rõ và thao tác nhanh, chính xác các bước xử lý cháy nổ khi chẳng may xảy ra, mà trên hết, cần có phương án phòng ngừa để hạn chế tối đa sự cố không mong muốn.

tiêu chuẩn xử lý và phòng ngừa hỏa hoạn trong khu vực bếp của khách sạn

Hỏa hoạn có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng

Nếu đám cháy nhỏ, được dập tắt ngay lập tức thì có thể không để lại hậu quả gì. Nhưng với vụ cháy nổ lớn, không ai nói trước được điều gì. Nhẹ thì vài ba đồ dùng tại khu vực bếp bị hư hại, cần chi ngân sách sửa chữa hoặc mua mới để thay thế. Nặng hơn thì nhiều máy móc, thiết bị giá trị cao bị thiêu cháy, nhân viên bị bỏng, trầy xước do tháo chạy. Còn nghiêm trọng nữa là mất mát về người, cả nhân viên và khách, toàn bộ tài sản mất sạch, có khi cháy lan sang các công trình lân cận khác, khi đó thì khó mà thống kê nỗi…

Vậy nên, cần thiết tổ chức các buổi đào tạo và triển khai thực hành giả các kỹ năng xử lý sự cố cháy nổ; sơ cấp cứu nạn nhân ngạt khói, bất tỉnh, chấn thương…; đảm bảo áp dụng nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả vào thực tế nếu sự cố không may xảy ra, nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Tiêu chuẩn xử lý và phòng ngừa hỏa hoạn tại khu vực bếp khách sạn

Dưới đây là một số bước thao tác cũng như tiêu chuẩn thực hiện công việc cho các đầu bếp trẻ, nhân viên bếp non kinh nghiệm xử lý tình huống khẩn cấp - sự cố hỏa hoạn tại khu vực bếp khách sạn - nhà hàng:

+ Làm gì để hạn chế cháy nổ trong khu vực bếp?

- Làm quen để đảm bảo thân thuộc với khu vực làm việc, vừa để hạn chế tối đa các trường hợp sơ suất gây chập cháy, vừa nhanh chóng xử lý hỏa hoạn bằng dụng cụ chuyên dụng hay chạy thoát theo lối thoát hiểm gần nhất

- Không bao giờ để thức ăn không có người trông coi trên bếp

- Mặc quần áo ngắn tay hoặc bó sát và buộc tóc dài gọn gàng ra sau

- Hạn chế, thậm chí tránh sử dụng những thiết bị, đồ nội thất làm từ vật liệu dễ cháy, dễ bắt cháy

- Giữ cho mặt bếp và lò nướng không có giấy, khăn và bất cứ thứ gì khác có thể cháy

- Biết chính xác nơi đặt bình chữa cháy gần nhất và cách sử dụng chúng

- Sử dụng đúng loại bình chữa cháy cho từng đám cháy, chẳng hạn: bình chữa cháy loại A dùng khi chữa cháy cho gỗ, giấy, quần áo và bất kỳ chất dễ cháy nào khác; Bình chữa cháy loại B dùng khi chữa cháy chất lỏng cháy như mỡ, dầu, xăng, dung môi; bình chữa cháy loại C dùng khi chữa cháy cho các thiết bị điện bị cháy như lò nướng, ổ cắm điện, động cơ…

- Chuẩn bị sẵn và để cố định một lượng muối hoặc muối nở tại chỗ thuận lợi để dùng dập lửa trên mặt bếp khi cần

- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh, lau khô để đảm bảo dầu mỡ không tích tục trên bất kỳ thiết bị nào

- Không hút thuốc trong khu vực bếp nấu, chỉ hút ở những không gian được chỉ định, cho phép

- Không để thuốc lá đang cháy gần khu vực bếp mà không có người trông coi, đặt các biển cấm hút thuốc thích hợp trong và xung quanh nhà bếp

- Khi chuông báo cháy được kích hoạt, hãy tắt tất cả các thiết bị gas và điện trước khi rời tòa nhà (nếu vẫn còn thời gian và đảm bảo an toàn)

- Đóng cửa chống cháy (nếu có)

- Giữ cho lối thoát hiểm luôn luôn không có chướng ngại vật.

>>>Tham khảo thêm: 5 điều đầu bếp cần làm khi xảy ra hỏa hoạn trong bếp  

+ Tips an toàn hỏa hoạn khi làm việc với lò nướng/ lò vi sóng

- Tắt lò, đóng cửa lò và chờ lò nguội hẳn rồi mới mở

- Luôn luôn sử dụng các dụng cụ an toàn với lò vi sóng trong khi làm việc

- Tuyệt đối không cố gắng làm nóng các sản phẩm không thích hợp bằng lò vi sóng

- Luôn lấy thực phẩm ra khỏi bao bì nhựa, nilon trước khi rã đông trong lò vi sóng

- Không sử dụng các sản phẩm giấy tái chế trong lò vi sóng, trừ khi chúng được phê duyệt cụ thể để sử dụng

- Một số sản phẩm tái chế bao gồm khăn giấy có thể chứa các vệt kim loại nhỏ, lúc này, sự tương tác giữa lò vi sóng với kim loại đó có thể gây ra tia lửa, thậm chí là làm bùng lên ngọn lửa bắt nguồn cho một đám cháy to

- Nếu xuất hiện lửa trong lò vi sóng, hãy tắt nó ngay lập tức, khi đó, quạt sẽ ngừng hoạt động và không cung cấp oxy cho ngọn lửa, nghĩa là, lửa sẽ được dập nhanh chóng

- …

tiêu chuẩn xử lý và phòng ngừa hỏa hoạn trong khu vực bếp của khách sạn
Dập lửa nhanh và hiệu quả giúp hạn chế thương tổn về người và tài sản

+ Nếu xảy ra cháy dầu mỡ trong bếp thì cần làm gì?

- Tắt bếp ngay lập tức, và nếu có thể, hãy sử dụng baking soda hay nắp nồi để dập lửa

- Không di chuyển chảo hoặc nắp và để yên tại chỗ cho đến khi nguội hẳn rồi mới xử lý, đảm bảo an toàn

- Tuyệt đối không dùng nước để dập lửa vì dầu mỡ có thể làm đám cháy lan rộng

- …

+ Cách sử dụng bình chữa cháy xách tay trong khu vực bếp

- Làm quen với các loại bình chữa cháy xách tay khác nhau

- Nắm rõ và vận hành thành tạo cách sử dụng bình chữa cháy

- Đảm bảo sử dụng thích hợp bình chữa cháy cho từng đám cháy (như trên)

- Lưu ý rằng bình chữa cháy xách tay chỉ có thể có hiệu quả trong việc chữa cháy các đám cháy nhỏ

Môi trường làm việc trong bếp tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao nhất. Bên cạnh những điều cần làm khi xảy ra hỏa hoạn xảy đến được Hoteljob.vn chia sẻ trong bài viết trước đó, một đầu bếp chuyên nghiệp luôn dự phòng trước sự cố để có phương án xử lý cũng như phòng ngừa, hạn chế tối đa hậu quả không mong muốn.

Ms. Smile

Tags: Tips
Tiêu chuẩn xử lý và phòng ngừa hỏa hoạn tại khu vực bếp khách sạn
4.9 (189 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN