MỤC LỤC
Thay đổi ca làm việc luân phiên, đi làm muộn vội vàng quên check-in hay chạy về nhà mới phát hiện ra quên chấm công,... là câu chuyện thường gặp của nhân viên nhà hàng - khách sạn. Vậy trong những tình huống này phải xử lý thế nào? Cùng Hoteljob.vn theo dõi bài viết “quên chấm công, nhân viên nhà hàng - khách sạn nên làm gì?” dưới đây.
Quên chấm công vì… vội
Chấm công là việc làm giúp quản lý nhà hàng - khách sạn biết được tổng số ngày làm việc của nhân viên trong tháng, làm căn cứ để tổng kết, đánh giá hiệu suất công việc. Tuy nhiên, không ít bạn làm trong ngành này thường hay quên chấm công vì những lý do sau đây:
- Đi làm muộn nên quên check-in, mãi đến khi hết ca mới nhớ ra.
- Tan ca xong có việc gấp phải nhanh chóng về nhà hoặc gặp ai đó nên quên chấm công.
- Đầu giờ đông đúc người đứng xếp hàng check-in nên nhân viên không thể điểm danh được. Đến lúc ít người, họ lại quên việc chấm công.
- Máy chấm công bị lỗi nên dữ liệu chấm công của nhân viên không hiển thị đầy đủ thông tin. Vì thế, họ bị mặc định là “chưa chấm công”.
- Sơ ý quên kiểm tra máy đã chấm công thành công chưa mà vội vã ra về dẫn đến tình trạng lỗi chấm công nhưng không hay biết.
- Đổi ca với người khác nên quên chấm công.
- Làm ca đêm thức khuya nhiều ngày nên nhanh chóng về nhà sau khi hết ca làm việc, dẫn đến quên chấm công.
…
Quên chấm công, mất toi ngày lương
Dù làm việc chăm chỉ nhưng nếu nhân viên nhà hàng - khách sạn quên chấm công sẽ gây ra nhiều hậu quả phải kể đến như sau:
- Mất ngày công
Dẫu nhân viên làm ngày đêm, tăng ca nhưng lại quên chấm công, thì coi như mất toi một ngày công. Không được tính công, họ sẽ không nhận được đủ lương. Khoản công bị mất sẽ khiến cho nhân viên dần nhụt chí, chán nản với công việc, dẫn đến nghỉ việc.
- Không được ghi nhận công sức
Khi quên chấm công, đồng nghĩa với việc nhân viên không đi làm ngày đó. Tất cả mọi cố gắng, công sức của họ trong ngày làm việc đó không được công nhận.
- Thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, không trách nhiệm với thu nhập bản thân
Việc quên chấm công còn để lại ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp và cấp trên. Mọi người sẽ cho rằng nhân viên đang không có trách nhiệm với thu nhập bản thân, không coi trọng thành quả lao động của mình.
- Gây khó khăn cho quá trình quản lý
Việc nhân viên quên chấm công sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lý - đánh giá nhân sự của nhà hàng - khách sạn. Họ phải tốn thêm nhiều thời gian để xử lý vấn đề liên quan đến hiệu suất công việc, ảnh hưởng đến chất lượng các nhiệm vụ khác. Thêm vào đó, quản lý sẽ khó lòng đưa ra những chính sách mới nhằm phát triển chất lượng dịch vụ của tổ chức.
Làm gì khi quên chấm công?
Làm nhà hàng - khách sạn nhưng quên chấm công, bạn có thể thực hiện một số gợi ý sau đây:
- Nhanh chóng liên hệ với quản lý nhà hàng - khách sạn về việc quên chấm công kèm lời giải thích cụ thể qua email, facebook, zalo,... Tốt nhất nên báo trong ngày để được hỗ trợ kịp thời, không nên để quá lâu sẽ khó giải quyết.
- Nếu quên chấm công lúc ra về, nhân viên có thể quay lại nhà hàng - khách sạn và thực hiện chấm công ngay.
- Làm tờ giải trình nêu rõ lý do quên chấm công và đơn xin bù ngày công rồi gửi cho quản lý nhà hàng - khách sạn.
Mẹo ghi nhớ chấm công mỗi ngày đơn giản nhất
Một số cách dưới đây sẽ giúp nhân viên nhà hàng - khách sạn hạn chế tình trạng quên chấm công mỗi ngày:
- Nhờ đồng nghiệp nhắc nhở việc chấm công mỗi khi bắt đầu và tan ca làm việc.
- Ghi chú bằng điện thoại hoặc giấy note tại khu vực làm việc để nhắc nhở việc chấm công.
- Đặt báo thức trên điện thoại việc chấm công khi bắt đầu và kết thúc ca làm việc.
- Nếu máy chấm công lỗi thì báo ngay với quản lý hoặc bộ phận nhân sự để chấm công bằng hình thức khác.
- Tranh thủ đi làm sớm để hạn chế tình trạng vội vã bắt đầu ca làm mà không chấm công.
Bài viết trên đây xoay quanh câu hỏi “quên chấm công, nhân viên nhà hàng - khách sạn nên làm gì?”. Tốt nhất mỗi người nên tự ý thức, nâng cao trách nhiệm trong việc này để đảm bảo công sức lao động được ghi nhận và hạn chế tình trạng mất tiền oan.
Phương Thảo
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên