MỤC LỤC
Khái niệm 4P trong marketing khách sạn tuy còn xa lạ với nhiều người nhưng đó lại là quy tắc quan trọng để thu hút khách hàng cũng như đưa thương hiệu khách sạn của bạn đi xa hơn. Bài viết sau đây Hoteljob.vn sẽ cung cấp những thông tin về 4P và tầm quan trọng của nó trong marketing khách sạn.
Ngành khách sạn luôn có sự thay đổi và cạnh tranh mạnh mẽ. Việc công nghệ Internet phát triển càng làm tăng thêm những điều đó. Chính vì đó mà xây dựng một kế hoạch tiếp thị khách sạn hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
4P trong marketing khách sạn là gì?
4P là viết tắt của bốn yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của một khách sạn. Các yếu tố này bao gồm:
- Sản phẩm (Product): Đây là những dịch vụ và tiện ích mà khách sạn cung cấp cho khách hàng. Bao gồm:, phòng nghỉ, nhà hàng, spa và các hoạt động giải trí khác mà khách sạn có thể cung cấp
- Giá (Price): Đây là giá cả mà khách sạn đề xuất cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Giá cả có thể phụ thuộc vào các yếu tố như khách hàng mục tiêu, địa điểm, đối thủ cạnh tranh và chất lượng dịch vụ.
- Địa điểm (Place): Đây là vị trí của khách sạn và những kênh mà khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ. Địa điểm có thể ảnh hưởng đến sự thu hút khách hàng và tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
- Chương trình khuyến mãi (Promotion): Đây là các hoạt động tiếp thị và quảng bá để tạo nhận thức và thu hút khách hàng đến khách sạn.
Tìm hiểu chi tiết 4P trong marketing khách sạn
4 yếu tố này còn được gọi là marketing mix. Mức độ thành công trong việc áp dụng 4P trong marketing sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của khách sạn. Vì vậy, tìm hiểu về các yếu tố này là yêu cầu bắt buộc nếu khách sạn muốn đạt được hiệu quả tối ưu khi thực hiện chiến lược marketing của mình.
1. Sản phẩm (Product)
Đây là dịch vụ cung cấp bởi khách sạn, bao gồm các phòng nghỉ, tiện nghi, dịch vụ nâng cao như spa, phòng tập và các trải nghiệm khác. Để thành công trong marketing khách sạn, cần xác định và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Khách sạn cần nhớ là nhu cầu của đối tượng mục tiêu khác nhau. Ví dụ, nếu khách sạn của bạn cung cấp các tiện nghi hội nghị, bạn cần đánh mạnh vào phân khúc khách MICE. Nếu bạn muốn thu hút thế hệ trẻ và gia đình, hãy chú trọng cập nhật xu hướng mới và các tiện ích phù hợp. Tùy thuộc vào danh sách khách hàng mục tiêu, khách sạn có thể xác định những sản phẩm cụ thể mà họ quan tâm và tạo ra các gói sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, những điểm đặc biệt trong sản phẩm sẽ giúp gia tăng những trải nghiệm độc đáo, thu hút khách hàng, đồng thời tăng sự cạnh tranh với các đối thủ.
2. Giá cả (Price)
Giá cả là một yếu tố chính mang đến thành công cho các chiến dịch tiếp thị của khách sạn bạn. Nếu muốn thu hút khách hàng mới, khách sạn cần quan tâm đến vấn đề giá cả.
Để có một mức giá hợp lý và cạnh tranh, những người làm công việc marketing cần nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cùng phân khúc, đọc đánh giá của khách hàng,... từ đó xây dựng mức giá tốt nhất mà vẫn đảm bảo doanh thu cho khách sạn.
Ngoài ra, Để tăng giá trị và hấp dẫn cho khách hàng, khách sạn có thể tạo ra các gói giá trọn gói bao gồm cả dịch vụ như ăn sáng, giặt là hay giảm giá cho các dịch vụ spa,, phòng tập thể dục,... Điều này giúp khách hàng cảm thấy tiện lợi và tiết kiệm được chi phí.
3. Điểm cung cấp dịch vụ (Place)
Khi nhắc đến điểm cung cấp dịch vụ sẽ có 2 điều mà khách sạn quan tâm, đó là vị trí địa lý của khách sạn và nơi thực hiện quảng bá khách sạn.
Đầu tiên là về vị trí địa lý, thông thường khách sạn nên chọn địa điểm trung tâm dễ di chuyển hoặc gần các khu vui chơi, giải trí để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, tùy theo đặc điểm thiết kế của khách sạn mình như cổ điển, vintage, lãng mạn, sân vườn… để lựa chọn địa điểm phù hợp.
Tiếp theo là về nơi bạn đang quảng cáo - Nó đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận khách tiềm năng của khách sạn bạn.Từ khi Internet phổ cập rộng rãi và tiếp đó là sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, khách du lịch thường sử dụng nó để so sánh mức giá, chất lượng dịch vụ, tiện ích giữa các khách sạn với nhau. Đó là lý do mà khách sạn cần bắt kịp xu hướng, tiếp cận khách hàng ở những địa điểm khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Ví dụ như có thể tiếp cận trực tiếp qua đội ngũ bán hàng, quảng bá khách sạn trên các nền tảng truyền thông xã hội hay sử dụng phương pháp gián tiếp để quảng bá khách sạn thông qua các đại lý du lịch, kênh OTA khác nhau.
4. Chương trình khuyến mãi (Promotion)
Khuyến mãi là cách khách sạn tương tác để thu hút khách hàng. Chương trình khuyến mãi được đưa ra vào những thời điểm phù hợp, chẳng hạn mùa thấp điểm để kích cầu; các dịp lễ để tăng tính cạnh tranh với đối thủ hay khi khách sạn đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới. Đưa ra chương trình khuyến mãi được xem là cách để tăng tỷ lệ lấp đầy nhanh nhất cho khách sạn.
Chương trình khuyến mãi thường đi kèm với các chiến dịch truyền thông, đó là cách để tăng tính hiệu quả khi khách sạn thực hiện các quảng cáo của mình trên các kênh khác nhau. Đối với ngành khách sạn một cách được cho là khá hiệu quả hiện nay chính là mời các Travel blogger, KOL, KOC, … tham gia vào các chiến dịch quảng cáo nhằm tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn, đưa độ phủ sóng của thương hiệu rộng rãi hơn.
Trên đây, Hoteljob đã đưa ra rất chi tiết tất cả những thông tin bạn cần biết về 4P Marketing trong khách sạn. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho 4P trong marketing khách sạn là gì và đồng thời biết cách vận dụng nó trong chiến dịch marketing & kinh doanh của khách sạn mình.
ARR là gì? Nhận biết sự khác biệt giữa hai chỉ số ARR và ADR
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên