MỤC LỤC
Floor Supervisor hiện là một trong những chức vụ quan trọng không thể thiếu trong các khách sạn, nhất là khách sạn quy mô lớn. Vậy bạn có biết Floor Supervisor là gì? Nhiệm vụ của Floor Supervisor là gì? Floor Supervisor lương bao nhiêu? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Hoteljob.vn tìm hiểu điều này
Floor Supervisor là thuật ngữ chỉ một vị trí công việc trong bộ phận buồng phòng khách sạn, chịu trách nhiệm quản lý một khu vực hay một bộ phận nhân viên nhất định theo phân công của cấp trên – TBP Buồng phòng. Vậy Floor Supervisor là gì?
Floor Supervisor là gì?
Trong ngành khách sạn, Floor Supervisor là thuật ngữ chỉ Giám sát tầng, chịu trách nhiệm quản lý công việc và nhân viên tại khu vực (tầng) nhất định theo phân công – duy trì sự sạch sẽ và ngăn nắp tại khu vực làm việc (nhất là phòng khách) và toàn bộ khách sạn – đảm nhận việc giám sát và đào tạo nhân viên buồng phòng đáp ứng kỹ năng và thái độ phục vụ nhằm duy trì tiêu chuẩn hoạt động của khách sạn và mang lại sự hài lòng cho khách lưu trú…
Floor Supervisor là một vị trí quản lý cấp trung, làm việc dưới sự chỉ đạo của Trưởng bộ phận buồng phòng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô và số lượng tầng tại mỗi khách sạn sẽ tuyển dụng giám sát tầng nhiều - ít tương ứng. Thông thường, vị trí chức vụ này chỉ phổ biến trong các khách sạn quy mô 4-5 sao, nơi yêu cầu cao tiêu chuẩn dịch vụ và khối lượng công việc cũng như số lượng nhân viên lớn; những khách sạn quy mô nhỏ thì đa phần chỉ có Giám sát buồng (Housekeeping Supervisor) nói chung là người kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động trong bộ phận.
Nhiệm vụ công việc của Floor Supervisor trong khách sạn
Tùy thuộc vào quy mô, khối lượng công việc và số lượng Giám sát tầng tại mỗi khách sạn sẽ quy định khối lượng công việc cụ thể cho vị trí Floor Supervisor nhiều - ít tương ứng. Nhìn chung, một Floor Supervisor sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính yếu tương tự (có thể bằng hoặc ít hơn) như công việc của một Giám sát buồng phòng. Đó là:
- Giám sát và vận hành trơn tru các tầng (phòng) được giao
- Chuẩn bị bảng phân công phòng cho nhân viên theo tầng phụ trách, lưu ý những yêu cầu đặc biệt về phòng khách nếu có
- Hàng ngày trực tiếp phân chia và giám sát công việc của nhân viên buồng phòng thuộc tầng quản lý – chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc và chất lượng công việc của nhân viên tầng tại phòng khách, hành lang và các khu vực lân cận theo phân công – đảm bảo toàn bộ hoạt động đều được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn đã đặt ra của khách sạn.
- Thường xuyên kiểm tra các phòng đang có khách, phòng đã check-out để đảm bảo tình trạng buồng theo tiêu chuẩn, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của khách để kịp thời phục vụ
- Thực hiện các thủ tục về xử lý tài sản thất lạc (Lost & Found)
- Kiểm soát chất lượng các trang thiết bị, tiện nghi trong phòng khách, báo cáo các vấn đề cho Bộ phận Bảo trì/ Kỹ thuật để xử lý nếu có
- Giúp đỡ Trưởng bộ phận đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên buồng phòng mới theo chỉ đạo – định kỳ đánh giá và đề xuất khen thưởng, tăng lương hoặc nâng bậc cho những cá nhân có thành tích công việc xuất sắc hàng tháng/ quý/ năm theo chính sách của khách sạn
- Tuân thủ các quy định về an ninh, Luật về sức khỏe và an toàn, phòng cháy chữa cháy
- Duy trì mối quan hệ làm việc tốt – hỗ trợ các phòng ban, bộ phận khác trong phục vụ khách hàng khi cần thiết
- Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên
Floor Supervisor lương bao nhiêu?
Theo ghi nhận của Hoteljob.vn, hiện nay, mức lương của Floor Supervisor trong các khách sạn (quy mô 4-5 sao) nằm trong khoảng từ 6-10 triệu đồng/tháng. Mức lương cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào quy mô khách sạn, khối lượng và tính chất công việc, kinh nghiệm và hiệu suất công việc đạt được của mỗi người.
Ngoài lương cơ bản, các Floor Supervisor còn được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo luật và theo chính sách của khách sạn; được nhận service charge hàng tháng, thưởng lễ tết, nghỉ phép năm, được cử đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ, đi tham quan du lịch, xét duyệt thăng tiến lên vị trí cao nhất là Trưởng bộ phận buồng phòng nếu có biểu hiện và thành tích xuất sắc trong công việc.
Tiêu chí tuyển Floor Supervisor là gì?
Tuy chưa phải là vị trí đòi hỏi khắt khe khi tuyển dụng nhưng để cơ sở chịu chi mức lương cùng đãi ngộ hấp dẫn, ứng tuyển vị trí floor supervisor ứng viên cần đáp ứng tối thiểu các tiêu chí sau:
- Có kinh nghiệm cho vị trí liên quan
- Tiếng anh giao tiếp cơ bản
- Kỹ năng xử lí tình huống
- Kỹ năng quản lý và sắp xếp
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
- Kỹ năng khác
Tìm việc Floor Supervisor ở đâu?
Xin nhắc lại, vị trí này thường có nhu cầu tuyển dụng cao tại các khách sạn, resort quy mô 4-5 sao, khi khối lượng công việc nhiều, số lượng phòng thuộc các tầng lớn nên cần có đội ngũ nhân sự phân cấp để giám sát, điều phối công việc cho nhân viên. Vì thế, những Housekeeping có vài năm kinh nghiệm làm buồng phòng ở những cơ sở quy mô và chuyên nghiệp hoàn toàn có thể ứng tuyển Floor Supervisor và thuyết phục được nhà tuyển dụng nếu đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng được đề ra.
Bạn đang cần tìm việc Floor Supervisor và chưa biết ứng tuyển ở đâu? Truy cập Hoteljob.vn - website việc làm khách sạn - nhà hàng với hàng chục nghìn đầu việc uy tín và chất lượng được đăng tuyển mỗi ngày. Ngoài ra, cũng có thể tìm kiếm tin tuyển dụng trên các nền tảng mạng xã hội, website công ty hay ngày hội việc làm...
Hy vọng qua bài viết này, nhân sự nghề sẽ hiểu thêm một thuật ngữ mới “Floor Supervisor là gì?” cũng như công việc và mức lương cụ thể của vị trí này ra sao; từ đó giúp nhân viên buồng hay ứng viên tìm việc buồng phòng định hướng rõ hơn con đường thăng tiến trong bộ phận buồng phòng, tự tạo động lực để phấn đấu và phát triển hơn với nghề.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên