Danh mục hóa chất tẩy rửa và công dụng tương ứng cực kỳ hữu ích cho Housekeeping

Yêu cầu công việc của Housekeeping phải tiếp xúc hàng ngày với hóa chất tẩy rửa. Thế nhưng, rắc rối ở chỗ, có đa dạng các chủng loại, đi kèm với đó là công dụng đặc thù đảm bảo chất lượng vệ sinh đạt chuẩn. Vậy có những hóa chất tẩy rửa thông dụng nào? Công dụng tương ứng của từng loại ra sao? Lưu ý gì khi sử dụng hóa chất tẩy rửa?... Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu ngay nhé!

danh mục hóa chất tẩy rửa trong khách sạn

Hóa chất tẩy rửa là gì?

Hóa chất tẩy rửa là thuật ngữ dùng chung, chỉ các chất chuyên dụng được dùng để loại bỏ bụi bẩn, vết bẩn, vết mờ, ố, chất cặn bám trên các bề mặt cần được làm sạch. Trong lĩnh vực làm phòng, hóa chất tẩy rửa được housekeeping sử dụng trong công việc làm vệ sinh buồng phòng, khu vực vệ sinh công cộng, giặt đồ vải… để xử lý các vết bẩn tồn tại trên các bề mặt, đảm bảo đạt chất lượng không chỉ sạch mà còn phải thơm, bóng, mới.

Tương tự như hóa chất giặt là, hóa chất tẩy rửa nói chung cũng tồn tại dưới 2 dạng, là: dạng lỏng và dạng bột/nén. Tùy vào loại vết bẩn, tình trạng vết bẩn, tính chất bề mặt bám bẩn mà sử dụng hóa chất tẩy rửa cùng phương pháp tẩy rửa phù hợp, đảm bảo làm sạch bề mặt nhưng không làm thay đổi kết cấu, màu sắc, thiết kế nguyên bản của bề mặt đó.

Danh mục hóa chất tẩy rửa thông dụng của Housekeeping

Công việc của Housekeeping tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mỗi ngày. Để tránh xảy ra rủi ro khi sử dụng sai loại hóa chất để làm sạch bề mặt nào đó, Housekeeping cần tổng hợp được một số hóa chất tẩy rửa thông dụng kèm công dụng tương ứng.

Sau đây là bản tóm tắt hữu ích được tổng hợp lại:

Chất tẩy rửa

Công dụng

Nước

- Dùng cùng với một số chất tẩy rửa khác; chẳng hạn như xà phòng sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

- Yêu cầu: Phải dùng nước sạch, vì nếu dùng nước bẩn thì chất bẩn sẽ tác dụng với chất tẩy rửa làm giảm hiệu quả làm sạch.

Axit

- Nước chanh

- Giấm

- Chất tẩy rửa vệ sinh

 

- Tẩy vết gỉ, xỉn của kim loại.

- Lau cửa sổ

- Làm sạch bệ xí

Các chất tẩy rửa có tính kiềm

- Thuốc muối

- Borac

- Nước rửa soda

- Xút ăn da

- Amôniac

- Thuốc tẩy

 

- Tẩy chất bẩn.

- Làm sạch đồ men, đồ sứ.

- Làm mềm nước. Làm sạch cống, rãnh.

- Tẩy dầu, mỡ nặng.

- Tẩy các vết dầu, mỡ.

- Làm trắng, loại bỏ các chất bẩn khỏi đồ vải, bồn rửa, bệ xí.

Xà phòng

- Dạng lỏng:

Ví dụ: nước rửa chén

- Dạng bột

- Dạng bánh

 

- Lau sán, tường và đá lát trong phòng tắm. Làm sạch các bề mặt cứng. Rửa chén dĩa.

- Giặt quần áo.

- Rửa tay.

Chất dùng để cọ rửa

- Bột cọ rửa

- Bột kem để cọ rửa

- Dung dịch để cọ rửa

 

- Làm sạch được các bề mặt cứng, nhất là bồn tắm và lavabo.

- Giống như trên.

- Giống như trên.

Chất dùng để đánh bóng

- Đánh bóng kim loại:

+ Dạng dung dịch

- Đánh bóng các đồ dùng

+ Bột nhão

+ Kem

+ Dung dịch

+ Phun xịt

 

- Tẩy vết xỉn, đánh bóng kim loại.

 

- Đánh bóng bề mặt có chất liệu bằng gỗ.

- Đánh bóng các bề mặt bằng gỗ.

- Đánh bóng các bề mặt bằng gỗ.

- Đánh bóng bề mặt có chất liệu bằng gỗ, crom, đá lát và đồ thuỷ tinh. Thường sử dụng trong phòng tắm.

Chất dùng để lau chùi cửa sổ

- Lau chùi cửa sổ.

Dung môi

- Cồn (rượu) mêtyl

- Cồn trắng

- Carbon Tetrachloride (chất lỏng làm sạch khô)

- Tẩy dầu mỡ và sáp.

- Tẩy dầu mỡ và sáp.

- Tẩy dầu mỡ và sáp

Chất chống khuẩn, tẩy uế

- Chất chống khuẩn dùng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

- Chất tẩy uế dùng tiêu diệt vi khuẩn.

 

danh mục hóa chất tẩy rửa trong khách sạn
Sử dụng hóa chất tẩy rửa phù hợp giúp công việc của Housekeeping đạt hiệu quả cao hơn
 

*) Một số loại hóa chất tẩy sạch dụng cụ, thiết bị thông dụng trong khách sạn:

- Porward DC: dùng để đánh bồn vệ sinh và sàn đá.  

- Targo (R4): dùng tẩy các vết: mực, dầu và mỡ, các loại sơn, son môi, phấn trang điểm, xi đánh giày, phấn màu, nhựa đường…

- Bongo (R5): dùng để tẩy các vết bẩn do đồ uống gây ra, xịt thơm trong toilet

- Piratex (R6): dùng để tẩy các vết bẩn dính trên bề mặt, như: sươn, dầu, mỡ, son môi, sơn đầu, sơn móng tay.

- Ferrigo 5L/Can (R8): tẩy các vết gỉ sắt bám trên sợi vải.

- Jip: dùng để tẩy sạch vết bẩn bám trên đồ sứ, đồ nhựa, đồ thủy tinh; tẩy tường trắng.

- Herioss: chuyên dùng đánh đồ inox

- Windex: dùng lau kính     

- Power prite: sử dụng để đánh bong rỉ sắt ở sàn đá, vết ố vàng cứng đầu trên đồ sứ.

- Klen 2201: tẩy vết sùi, vết cáu bẩn ở gạch

- Shine up: đánh bóng đồ bằng gỗ

- Qwikgo: dùng tẩy các vết: máu, sữa, vết đồ ăn và thuốc đỏ.

- Carpet remove: dùng để tẩy vết bẩn bám trên thảm

- Extra foam: dùng để giặt thảm

- Campaigu TPM: sử dụng để giặt thảm, độ tẩy rửa nhẹ hơn extra foam

- Deep glosee: đánh bóng khung thang máy, khung cửa, tay vịn bằng chất liệu inox

- Streetan: dùng tẩy các vết nhực cỏ, tương mù tạt, đồ uống, các vết màu vàng và nâu khác.

- …

Yêu cầu sử dụng hóa chất tẩy rửa ở bộ phận buồng

- Phải lựa chọn chất tẩy rửa phù hợp. Căn cứ vào từng loại chất gây bẩn, loại bề mặt bị bẩn, phương pháp lựa chọn để làm sạch, chỉ định sử dụng của nhà sản xuất, sức khỏe và an toàn cho nhân viên sử dụng, các chi tiết kỹ thuật, kiểm nghiệm, giá... Các hóa chất có nhãn ghi rõ tên và công dụng.

- Phải có lịch sử dụng chất tẩy chi tiết và rõ ràng, kèm theo bản quy định khu vực được sử dụng hóa chất treo ở phòng trực buồng để đảm bảo thực hiện đúng, từ đó giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

- Không được để hóa chất bên trong buồng khách, cũng không được để trên xe đẩy đựng đồ.

- Nhân viên cần sử dụng đúng loại hóa chất cho loại bề mặt cần được làm sạch, không được pha lẫn các hóa chất với nhau, không được dùng loại hóa chất có nhãn mác không rõ ràng, không mang hóa chất từ bên ngoài vào sử dụng trong khách sạn.

- Thường xuyên kiểm tra để nhập kho dự trữ hóa chất ở mức tối thiểu cho phép, đảm bảo yêu cầu cung cấp cho nhiệm vụ làm sạch. Nhân viên phụ trách cần tìm hiểu và khảo sát trên thị trường để tìm được loại hóa chất mới và rẻ hơn, với hiệu quả làm sạch tượng tự hoặc cao hơn, rồi mua với số lượng lớn thích hợp.

- Các hóa chất cần pha loãng phải được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo hiệu quả làm sạch và độ an toàn cho con người. Không dùng liều lượng cao nhằm thu kết quả nhanh sẽ gây nguy hiểm và lãng phí.

- Thường xuyên và định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình sử dụng, tiêu dùng hóa chất.

Công việc của Housekeeping được coi là vất vả nhất trong khách sạn khi khối lượng việc cần làm mỗi ca rất nhiều, việc lại nặng nhọc và đòi hỏi cao tính cẩn thận, tỉ mỉ ở khâu làm vệ sinh, tẩy rửa các vết bẩn. Do đó, để hỗ trợ giảm thiểu sức nặng cho nhân viên, đồng thời đảm bảo hiệu quả công việc, khách sạn nên đầu tư trang bị máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đầy đủ và chất lượng... Ngoài ra, khâu chọn mua và hướng dẫn cách sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa cũng rất cần thiết.

Ms. Smile

Tags:
Danh mục hóa chất tẩy rửa và công dụng tương ứng cực kỳ hữu ích cho Housekeeping
4.2 (662 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN