Bạn có muốn sống trong một xã hội không còn thực phẩm bẩn ?
Thực phẩm độc hại, không hợp vệ sinh đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tương lai con trẻ bị đe dọa. Làm sao để Việt Nam không còn thực phẩm bẩn ?
Mức phạt tối đa 20 năm tù đối với hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm !
Trong những ngày gần người dân đang vui mừng khi thông tin về những sửa đổi trong bộ luật hình sự đối với tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.
Không phải người tiêu dùng chết hoặc bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng mới bị phạt tù.
Nếu như trước đây, người cung cấp hoặc chế biến thực phẩm bẩn, sử dụng các chất cấm để sản xuất và chế biến thực phẩm chỉ bị xử lý hình sự khi người tiêu dùng do sử dụng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh mà bị tử vong, hoặc bị thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe. Cụ thể:
“Điều 244 được thể hiện như sau: Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn VSAT gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm…”
Thì bây giờ điều 317 của bộ luật hình sự sửa đổi đã quy định rõ chỉ cần có hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm sẽ đều bị xử lý hình sự với hình phạt cao nhất tới 20 năm tù mà không cần xẩy ra chết người hay gây ra hiệu quả nghiêm trọng khác.
Ngoài ra bộ luật hình sự sửa đổi vào năm 2015 cũng quy định rõ ràng hơn về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Các khách sạn nhà hàng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm tuyệt đối !
Thực tế, đối với các nhà hàng, khách sạn việc cung cấp thực phẩm sạch, an toàn là điều dĩ nhiên phải thực hiện. Việc kinh doanh thực phẩm đáng lẽ không có chỗ cho những sự sai sót, vệ sinh an toàn thực phẩm cần được đảm bảo tuyệt đối. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay vẫn hiếm có những nhà hàng, khách sạn nào thực hiện đúng 100 % quy định về an toàn thực phẩm theo luật đã quy định cũng như theo quy tắc bảo quản và chế biến thực phẩm theo các tiêu chuẩn của ngành.
Đảm bảo an toàn thực phẩm là đảm bảo thương hiệu và sự phát triển bền vững cho nhà hàng, khách sạn !
Không một thực khách nào lại muốn đưa vào mình những thực phẩm bẩn. Đã có rất nhiều vụ bê bối thực phẩm xẩy ra trong các nhà hàng tại Việt Nam. Và đương nhiên dù trước đây có nổi tiếng như thế nào thì nhà hàng đó cũng trở thành tai tiếng.
Thực khách lo sợ không dám đến, việc kinh doanh giảm sút. Cho dù chủ nhà hàng, người quản lý có tìm nhiều cách để khôi phục lại danh tiếng ban đầu nhưng đây là một điều không đơn giản, nếu không muốn nói là không thể.
Đảm bảo an toàn thực phẩm là điều quan trọng nhất để đảm bảo danh tiếng thương hiệu cũng như sự phát triển bền vững của nhà hàng, khách sạn.
Trách nhiệm đối với khách hàng và cộng đồng !
Đối với hoạt động kinh doanh yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu là doanh thu. Nhưng nếu như tạm bỏ qua yếu tố này thì trách nhiệm của một đơn vị cung cấp, chế biến, phục vụ thực khách đối với khách hàng nói riêng và cộng đồng nói chung là phải đảm bảo thực phẩm mà đơn vị đặt lên bàn ăn là những thực phẩm an toàn tuyệt đối.
Trách nhiệm trước phát luật.
Sau đây chúng tôi xin trích dẫn những khoản trong bộ luật hình sự sửa đổi được quốc hội thông qua vào năm 2015 liên quan đến hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 317 tội vi phạm quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm, thể hiện như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về ATTP, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc BVTV cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc BVTV, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31 % đến 60 % hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người từ 31% đến 60%;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%.
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 122% đến 200%;
d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm…
Như vậy luật hình sự đã quy định rất rõ ràng về các hình phạt đối với các cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hi vọng rằng bài viết này sẽ là một thông tin hữu ích cho những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh cung cấp, chế biến, bảo quản các loại thực phẩm, các chất phụ gia…Riêng đối với ngành du lịch, các nhà hàng, khách sạn, các nhân viên trong ngành cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mình vì một Việt Nam không còn thực phẩm bẩn đồng thời thúc đẩy ngành du lịch nước ta phát triển bền vững hơn nữa.
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên