MỤC LỤC
Bartender được xem là “linh hồn” của quầy Bar, là hình tượng giúp thu hút khách hàng. Do đó, nếu Bartender có thái độ phục vụ không tốt sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của khách sạn – nhà hàng. Nếu muốn trở thành một nhân viên pha chế chuyên nghiệp, các Bartender cần tránh những điều sau khi làm việc tại quầy Bar…
Bartender không nên làm điều gì tại quầy bar? - Ảnh nguồn Internet
► Chạm tay vào miệng ly phục vụ
Trong quá trình pha chế các loại thức uống như: cocktail, mocktail,… việc nhân viên Bartender để tay chạm vào miệng ly và lưu lại dấu vân tay có sẽ khiến khách hàng đánh giá quy trình pha chế của khách sạn – nhà hàng không sạch sẽ, chuyên nghiệp. Có thể trong quá trình pha chế, khách hàng sẽ trực tiếp quan sát thao tác của Bartender nên các nhân viên pha chế cần lưu ý chỉ nên cầm ở phần đế hoặc thân ly phục vụ để tránh sai sót này.
► Hút thuốc trong quầy bar
Là một Bartender chuyên nghiệp, tốt nhất bạn không nên hút thuốc khi đang làm việc trong quầy pha chế. Bởi việc phì phèo thuốc lá không chỉ sẽ gây ấn tượng xấu, làm ảnh hưởng đến khách hàng, đồng nghiệp mà còn là nguy cơ gây ra hỏa hoạn. Nếu nhân viên pha chế không cẩn thận để thuốc lá tiếp xúc với các thiết bị điện tử, ổ điện, dây dẫn điện, nước thì rất dễ xảy ra cháy nổ - gây nguy hiểm cho khách hàng – đồng nghiệp và chính bản thân Bartender đó.
Bartender không nên hút thuốc trong quầy bar - Ảnh nguồn Internet
Tìm hiểu thêm: Shaker là gì? 5 Điều về shaker nhân viên pha chế cần biết
► Liên tục trò chuyện phiếm với các nhân viên khác
Trong quá trình pha chế phục vụ khách, nếu các Bartender liên tục trò chuyện phiếm với các nhân viên khác sẽ tạo ấn tượng không tốt với khách hàng. Đó còn chưa kể đến trường hợp nhân viên pha chế vì mải mê trò chuyện nên pha chế nhầm order, sử dụng nguyên liệu không đúng, nhầm định lượng… Do đó mà các Bartender khi pha chế cần phải tập trung làm việc và chỉ nên trò chuyện với các đồng nghiệp vào những giờ vắng khách.
► Sử dụng điện thoại di động
Khi đã vào ca làm việc, nhân viên pha chế không nên “dán mắt” vào màn hình điện thoại để lướt facebook hay nhắn tin với bạn bè. Điều này vừa khiến Bartender xao nhãng công việc vừa thể hiện tác phong làm việc không chuyên nghiệp. Một số khách sạn – nhà hàng đưa ra quy định nhân viên không được sử dụng điện thoại cá nhân trong giờ làm việc để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Với những đơn vị không áp dụng quy định này thì nhân viên pha chế cũng không nên vin vào đó mà sử dụng điện thoại quá nhiều.
Các bartender cần hạn chế việc sử dụng điện thoại khi làm việc trong quầy bar - Ảnh nguồn Internet
Một bartender có tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ tắt điện thoại di động khi vào ca làm việc, khi có thời gian rảnh sẽ chủ động trò chuyện về thức uống với khách hay lúc rảnh sẽ dọp dẹp quầy bar, vệ sinh các dụng cụ, cắt gọt sẵn trái cây để chuẩn bị trang trí các loại thức uống…
► Luôn chiều khách hàng
Vẫn biết khách hàng là “thượng đế” nhưng không phải lúc nào Bartender cũng nên chiều khách. Khi cảm thấy khách đã có dấu hiệu say và đòi uống thêm thì nhân viên pha chế cần phải từ chối khéo. Hoặc với những khách chưa đủ tuổi mà muốn uống các loại rượu mạnh, nồng độ cồn cao thì Bartender cần hướng họ sử dụng các loại thức uống phù hợp hơn.
Bartender không nên lúc nào cũng chiều khách hàng - Ảnh nguồn Internet
Nếu nhân viên Bartender thường xuyên mắc phải những điều này có thể sẽ bị đồng nghiệp, cấp trên đánh giá về tác phong làm việc, làm ảnh hưởng đến cơ hội được tăng lương, thăng chức. Do đó, nếu không muốn đánh mất những cơ hội thăng tiến trong nghề pha chế thì nên tránh xa 5 điều này nhé!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên