MỤC LỤC
Nghiên cứu từ các chuyên gia đầu ngành cho thấy tuổi thọ trung bình của vải thông thường là 180 lần giặt. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà tuổi thọ này sẽ giảm đi ít nhiều, thậm chí đáng kể, trong đó phải kể đến 10 sai lầm mà Laundry mắc phải trong quy trình giặt là mà Hoteljob.vn chia sẻ ngay sau đây.
Bạn có biết những sai lầm nào laundry thường mắc phải trong quy trình giặt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng vải?
Tác nhân chính nào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vải?
Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan từ phía các tác nhân hiện có trong khách sạn gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến chất lượng vải. Tuy nhiên, Hoteljob.vn xin đưa ra 4 tác nhân chính yếu sau đây:
- Do khách lưu trú trong quá trình sử dụng không dùng đúng công dụng của từng vật dụng trong phòng như khăn lau mặt để lau người, khăn tắm lau sàn hay làm vấy bẩn thức ăn/ nước uống lên ga giường,...
- Do nhân viên làm phòng (Room Attendant) trong quá trình làm phòng làm vấy bẩn thêm lên đồ vải hoặc sử dụng đồ vải phục vụ khách để lau chùi, cọ rửa vệ sinh
- Do nhân viên giặt là (Laundry) lựa chọn chế độ giặt ủi, hóa chất giặt tẩy không phù hợp
- Do khách sạn lựa chọn đơn vị cung cấp đồ vải không đảm bảo chất lượng
Có nhiều tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng vải trong khách sạn, trong đó có việc Laundry lựa chọn chế độ giặt ủi không phù hợp
Bỏ qua những tác nhân như khách lưu trú hay khách sạn, bài viết này, chúng tôi chỉ xin phân tích sâu một số sai lầm trong quy trình giặt là của nhân viên Laundry để bạn tham khảo và khắc phục nếu có.
Sai lầm gì trong quy trình giặt là của Laundry ảnh hưởng đến chất lượng vải?
►Sai lầm trong quá trình thu gom vải bẩn
Thu gom vải bẩn là bước đầu tiên cần làm trong quy trình giặt là khách sạn, công việc này thường do nhân viên làm phòng thực hiện. Yêu cầu bắt buộc của việc này là đồ vải hay quần áo dơ của khách phải được phân loại và cho vào các túi riêng cho lên xe đẩy rồi vận chuyển đến phòng giặt. Tuy nhiên, đã có những trường hợp nhân viên vì sơ ý mà làm dây thêm vết bẩn mới lên đồ hay không phân loại mà bỏ tất cả vào chung một túi khiến đồ bị dây màu nhau trong quá trình thu gom.
►Sai lầm trong quá trình xử lý đồ vải bẩn tại phòng giặt
- Khu vực giặt là không được thiết kế bố trí đủ các thiết bị chuyên dụng, bố trí không khoa học hay hệ thống nước giặt tẩy không khép kín, nguồn nước không sạch,…
- Các vị trí tại phòng giặt hay khu vực tẩy điểm không được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng trước khi giặt rửa
- Đồ vải sau khi nhận từ bộ phận buồng phòng được vứt lên sàn nhà ẩm ướt, nhiều vết bẩn thay vì phải được để trong dụng cụ chứa đồ bẩn hoặc trên xe đẩy. Chính việc làm này càng tăng thêm việc dây thêm các vết bẩn mới lên đồ giặt
Đồ vải bẩn phải được để gọn gàng trong dụng cụ chứa đồ bẩn, không được vứt lên sàn nhà ẩm ướt hay chưa được làm vệ sinh
- Đồ vải trước khi mang đi giặt không được kiểm tra và phân loại lại một lần nữa
- Áp dụng các chương trình giặt cho từng nhóm đồ không phù hợp, cho bất kỳ loại đồ vải bẩn vào máy rồi chọn chế độ giặt chung, thậm chí cho quá tải sức chứa chuẩn của máy.
- Sử dụng bột giặt không chuyên dụng, lượng bột giặt quá nhiều hay hóa chất tẩy rửa không phù hợp trong quy trình giặt và xử lý những đồ vải quá bẩn có thể ảnh hưởng đến chất lượng vải, gây tồn dư lượng hóa chất trên vải, vải khô cứng, phai màu, giảm tuổi thọ nhanh chóng…
- Quy trình làm khô, sấy hoặc phơi không đúng cách, không khoa học; lựa chọn điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sấy cho từng loại đồ vải không phù hợp dễ dẫn đến hư/ cháy vải, vải không khô hoàn toàn, nhất là vào những mùa ẩm ướt gây ẩm mốc, có mùi hôi, ngả màu trên đồ vải; ngoài ra, việc phơi đồ trên các dây phơi ngoài trời không đảm bảo có thể khiến vải bị dây thêm các vết bẩn mới như gỷ sắt, nước bẩn hay phân động vật…
- Sử dụng các thiết bị là ủi không chuyên dụng, không đúng cách; nhân viên phụ trách thiếu cẩn thận, tỷ mỷ, thiếu chuyên môn trong việc điều chỉnh nhiệt độ để là đồ vải với những chất liệu khác nhau.
- Sau khi hoàn tất quy trình giặt là, đồ vải không được phân loại và gấp gọn gàng, áo quần sạch của khách không được xếp gọn hoặc treo vào móc, bao lại bằng bịch nilong theo đúng tiêu chuẩn khách sạn dẫn đến đồ bị dơ lại, tích bụi…
Vậy khách sạn cần có giải pháp gì để hạn chế sai lầm trên?
Để hạn chế tối đa những sai lầm không đáng có của Laundry trong quy trình giặt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng vải, Hoteljob.vn xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
Bạn có biết khách sạn nên đưa ra những giải pháp gì để hạn chế các sai lầm trên?
- Xác định rõ tiêu chuẩn tuyển dụng buồng phòng nói chung, tuyển dụng giặt là nói riêng ngay từ ban đầu, ưu tiên tuyển dụng những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trước đó
- Tổ trưởng, Giám sát buồng phòng có trách nhiệm đào tạo nghiệp vụ buồng phòng cho nhân viên; thường xuyên mở các lớp tập huấn, cử nhân viên tham gia khi cần
- Tổ trưởng/ Giám sát buồng phòng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát quy trình làm phòng, quy trình giặt là trong khách sạn, đảm bảo tất cả nhân viên đều nắm rõ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình theo tiêu chuẩn chung.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hoteljob.vn sẽ giúp khách sạn kiểm soát được chất lượng dịch vụ trong quy trình giặt là nói riêng và quy trình làm việc của nhân viên bộ phận buồng phòng nói chung; đảm bảo quy trình hoạt động thống nhất và hiệu quả trong toàn hệ thống.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên