MỤC LỤC
Được xem như cánh tay phải đắc lực của các nhà quản lý, Supervisor có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong khách sạn - nhà hàng. Vậy Supervisor là gì? Nhiệm vụ và Trách nhiệm của Supervisor ra sao? Những kỹ năng cần có của Supervisor là gì? Mức lương Supervisor thế nào?... Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu nhé!
Trở thành Supervisor là mục tiêu ngắn hạn mà mọi nhân viên khách sạn - nhà hàng đều hướng đến trên con đường thăng tiến trong nghề. Hiểu Supervisor là gì sẽ phần nào giúp bạn định hướng phát triển sự nghiệp, từ đó rèn luyện để hoàn thiện các kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết hỗ trợ cho công việc sau này.
Supervisor là gì?
Supervisor là thuật ngữ dùng để chỉ người giám sát. Đây là một trong những trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý. Trong ngành khách sạn - nhà hàng, các vị trí như giám sát lễ tân, giám sát buồng phòng, giám sát nhà hàng… có vai trò hỗ trợ các quản lý thuộc bộ phận tương ứng theo dõi, điều phối các hoạt động của bộ phận như chia ca, phân công công việc cho nhân viên; điều phối, hỗ trợ phục vụ khách hàng; giám sát thực hiện công việc của nhân viên, phối hợp giải quyết các phát sinh trong quá trình phục vụ và một số công việc khác.
Những khách sạn - nhà hàng có hình thức phục vụ chuyên nghiệp đều có vị trí giám sát từng bộ phận. Từ đó quy trình vận hành sẽ “trơn tru” và hiệu quả hơn.
Những điều cần biết về Supervisor trong khách sạn - nhà hàng
♦ Trách nhiệm và Quyền hạn của Supervisor
Như đã trình bày ở mục "Supervisor là gì?", trách nhiệm chính của người giám sát trong khách sạn, nhà hàng là quản lý một nhóm các nhân viên trong bộ phận làm việc đảm bảo đúng tiêu chuẩn và đúng việc, dưới sự chỉ đạo và giám sát của Quản lý; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc và báo cáo công việc cho Quản lý.
Tùy theo quy mô và cơ cấu nhân sự của mỗi nơi, mỗi bộ phận sẽ quy định số lượng supervisor tương ứng. Nói như thế cũng có nghĩa là, chức danh giám sát này là vị trí quản lý cấp thấp, chỉ trên các Tổ trưởng (nếu có) và nhân viên.
♦ Nhiệm vụ công việc của Supervisor
Bao gồm:
- Tổ chức họp đầu ca và triển khai công việc cho nhân viên bộ phận theo chỉ đạo và giám sát của Quản lý hoặc khi Quản lý vắng mặt
- Phân công, chia ca công việc cho nhân viên đảm bảo cung cấp tới khách hàng chất lượng dịch vụ cao và nhất quán
- Giám sát việc cung ứng chuỗi dịch vụ, sản phẩm cho khách
- Điều phối, hướng dẫn và giám sát quy trình thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới, đảm bảo tuân thủ quy định, nội quy của khách sạn - nhà hàng về tiêu chuẩn dịch vụ cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe, an toàn lao động, vệ sinh, thương hiệu, chính sách...
- Trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên
- Hướng dẫn, chỉ đạo hoặc trực tiếp tiếp nhận và xử lý các yêu cầu, sự cố, phàn nàn của khách trong quá trình phục vụ
- Tham mưu cho Quản lý đánh giá chất lượng nhân viên, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật đối với các cá nhân liên quan
- Tiếp nhận và xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi và nguyện vọng của nhân viên trong bộ phận
- Thống kê các dữ liệu và thông tin trong ca làm việc để chuyển tải tới ca tiếp theo
- Phối hợp với các giám sát khác và quản lý về nhân lực, kế hoạch hoạt động và phát triển của bộ phận
- Kết hợp với các giám sát khác và quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh và kế hoạch đạt được chỉ tiêu đã đề ra
- Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.
>>> Tham khảo chi tiết bản mô tả công việc giám sát từng bộ phận, với:
+ Mô tả công việc giám sát tiệc
+ Mô tả công việc giám sát quầy bar
♦ Supervisor cần có kỹ năng gì?
Một Supervisor muốn làm "được việc" cần rất nhiều phẩm chất, nhưng trước tiên người giám sát phải có:
- Kiến thức chuyên môn vững vàng
- Có năng lực và tố chất quản lý
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Giao tiếp ngoại ngữ thành thạo
- Đạo đức nghề nghiệp tốt
- Có trách nhiệm với công việc và chịu được áp lực cao
- Biết sắp xếp và điều phối công việc
- Nắm vững các quy định, tiêu chuẩn, quy trình quy phạm kỹ thuật trong công tác giám sát
- Đã có kinh nghiệm nghề nghiệp ở vị trí tương đương...
Xem thêm: Mẫu bản đánh giá năng lực các vị trí Giám sát, Trưởng bộ phận trong khách sạn – nhà hàng
♦ Mức lương Supervisor ra sao?
Trên website Hoteljob.vn, tùy thuộc vào tin tuyển giám sát ở mỗi bộ phận sẽ hiển thị mức lương tương ứng khác nhau. Ngoài ra, tỉnh thành làm việc, quy mô khách sạn, khối lượng và hiệu suất công việc, kinh nghiệm cùng khả năng deal lương cũng như tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp sẽ quyết định thu nhập của Supervisor.
Nhìn chung, vị trí giám sát trong các khách sạn - nhà hàng hiện nay dao động trong khoảng từ 5-12 triệu đồng/ tháng. Đây là lương cơ bản, chưa bao gồm các khoản tiền thưởng, tip, service charge, thưởng lễ tết, thâm niên, trợ cấp và nhiều chế độ đãi ngộ khác.
♦ Làm thế nào để trở thành Supervisor?
Nhiều nhân viên "được việc" được đề bạt lên Supervisor chỉ sau vài tháng làm việc - khi hoàn thành tốt công việc được giao, tạo ấn tượng tốt với khách và cấp trên, đồng nghiệp. Nói như thế có nghĩa là: không khó để nhân viên có thể thăng tiến lên vị trí này. Đây cũng chính là bước đệm khá tốt để vươn lên những chức vụ cao hơn, sở hữu mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn, đi kèm với trách nhiệm và nghĩa vụ lớn hơn.
Với nghề khách sạn, con đường thăng tiến nhanh hay chậm không phụ thuộc quá nhiều vào thâm niên, mà thường căn cứ vào thái độ làm việc và hiệu suất công việc. Những người nhiệt huyết và trách nhiệm, nhiệt tình và khéo léo, giao tiếp tốt và tự tin... thường mau chóng leo lên được vị trí Supervisor.
♦ Tìm việc Supervisor ở đâu?
Gần như mọi khách sạn - nhà hàng đều có nhu cầu tuyển Supervisor. Trên Hoteljob.vn, đa dạng các vị trí được đăng tuyển như giám sát nhà hàng, giám sát lễ tân, giám sát tầng, giám sát bếp chính, giám sát kỹ thuật, giám sát bộ phận giải trí, giám sát làm vườn/ cảnh quan... Ứng viên quan tâm có thể truy cập website để tham khảo thông tin chi tiết và nộp hồ sơ ứng tuyển online miễn phí nếu phù hợp.
Ngoài ra, người tìm việc cũng có thể tìm kiếm các tin tuyển dụng ở website của khách sạn - nhà hàng tại địa phương hay nơi làm việc mong muốn, tìm việc qua giới thiệu của bạn bè, người quen hoặc tại trung tâm giới thiệu việc làm hay ngày hội việc làm...
Là một trong những mắt xích quan trọng đem đến sự thành công cho khách sạn - nhà hàng, vai trò của các Supervisor ngày càng được đánh giá cao, hứa hẹn sẽ là mục tiêu phấn đấu hấp dẫn của nhiều bạn trẻ muốn trở thành nhà quản lý trong tương lai. Hy vọng bài giải thích nghĩa supervisor là gì cùng những vấn đề liên quan trên đây sẽ giúp bổ sung thông tin và củng cố hiểu biết, chuẩn bị sẵn sàng cho mục tiêu tìm việc và phát triển với nghề khách sạn.
Xem thêm: Linen Supervisor là gì? Bản mô tả công việc Linen Supervisor trong khách sạn
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên