MỤC LỤC
Là một loại hình du lịch không mới nhưng hiện đang gần như nở rộ tại Việt Nam bởi tiềm năng khai thác và hút khách khá lớn. Vậy làng du lịch cộng đồng là gì? Đặc điểm làng du lịch cộng đồng là gì? Tiềm năng khai thác và hút khách của làng du lịch cộng đồng thế nào?... Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết hôm nay.
Không chỉ là một điểm du lịch riêng lẻ, làng du lịch cộng đồng như một “tổ hợp” nhiều hoạt động du lịch đặc sắc, có đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch để hút khách và thu doanh thu. Hiểu làng du lịch cộng đồng là gì và tiềm năng khai thác sẽ giúp các cá nhân, tổ chức có định hướng phát triển phù hợp hơn.
Làng du lịch cộng đồng là gì?
Hoteljob.vn từng định nghĩa du lịch làng (1 trong 6 hình thức của loại hình du lịch cộng đồng) như sau:
Theo đó, phương thức tổ chức du lịch làng đề cao môi trường và văn hóa xã hội của địa phương; do cộng đồng địa phương sở hữu và quản lý; hoạt động du lịch vì cộng đồng; nỗ lực lan tỏa đến người dân địa phương cùng khách du lịch nhằm nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng cùng những giá trị tích cực, nhân văn tương ứng trong cuộc sống đời thường.
Đặc điểm và mục đích của làng du lịch cộng đồng là gì?
Du lịch cộng đồng hay làng du lịch cộng đồng hiện nay chủ yếu dựa vào nội lực; do cộng đồng tổ chức, dựa một phần lớn vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương, với mục tiêu thúc đẩy tính bền vững về môi trường và văn hóa.
Theo đó, để phát triển các hoạt động du lịch thì người dân trong cộng đồng sẽ cùng nhau thảo luận, khám phá và tổ chức lại các nguồn nội lực sẵn có để từ đó xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch bền vững, đồng thời chủ động thực hiện kế hoạch đó theo hướng du lịch có trách nhiệm đối với du khách và cộng đồng địa phương. Mỗi làng đều có một bản sắc độc đáo riêng, dựa trên truyền thống và địa lý sẵn có, vì thế sản phẩm du lịch cộng đồng cũng sẽ có nét đặc trưng, đặc thù riêng.
Với mô hình làng du lịch cộng đồng, du khách sẽ không chỉ đến thăm quan, trải nghiệm văn hóa địa phương mà còn được tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày với người dân cộng đồng.
Mặt khác, khai thác và phát triển làng du lịch cộng đồng giúp tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, mang lại thu nhập cho cộng đồng địa phương nói chung. Ngoài ra còn giúp bảo tồn, tôn tạo và tôn vinh giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên của địa phương, hướng đến bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững….
Bộ tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN
Là bộ tài liệu với hướng dẫn cụ thể và chi tiết về các tiêu chí, cách thức, quy trình đánh giá dùng làm căn cứ để các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cùng các tổ chức liên quan tham khảo và áp dụng triển khai làm hồ sơ hoặc đánh giá, chứng nhận.
Theo đó, bộ tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN bao gồm:
- Khái niệm, định nghĩa, nguyên tắc của du lịch cộng đồng
- Phạm vi tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN
- Các định nghĩa sử dụng trong tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN
- Các loại tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN
- Các danh mục đánh giá tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN
- Sổ tay thẩm định tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN
Tham khảo chi tiết bộ tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN: Tại đây!
Tiềm năng khai thác và phát triển làng du lịch cộng đồng
Rõ ràng, một hình thức, loại hình du lịch sẽ phát triển và thực sự phát triển lâu dài, bền vững khi dựa vào địa phương, vào cộng đồng. Do đó, phát triển du lịch cộng đồng nói chung, làng du lịch cộng đồng nói riêng mang lại nhiều ích lợi cho cả cộng đồng thuộc địa phương đó, lẫn ngành du lịch của huyện/tỉnh và cả đất nước Việt Nam.
Chưa kể, hiện nay, trong khi những loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch về nguồn dần trở nên phổ biến và quá quen thuộc thì những hình thức thuộc du lịch cộng đồng như du lịch làng mang đến “làn gió mới” cho ngành du lịch địa phương nói riêng và cả tỉnh, đất nước Việt Nam nói chung vì tạo ra sự mới mẻ và độc đáo để hút khách, đồng thời góp phần giữ gìn, tôn vinh, tôn tạo và phát triển nét đẹp đặc trưng trong văn hóa bản địa, ở mảng du lịch; ngoài ra còn mang lại giá trị kinh tế và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân địa phương, đặc biệt là những làng cộng đồng thuộc vùng cao, nơi các dân tộc thiểu số sinh sống vốn nhiều khó khăn và bất cập lại vẫn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc cùng giá trị văn hóa đa dạng và độc đáo của người bản địa, phù hợp để tạo nên các sản phẩm du lịch thu hút du khách, nhất là khách quốc tế.
Ngoài ra, những bản làng, cụm dân cư có nhiều điểm thú vị, hấp dẫn để khai thác du lịch cũng có thể họp bàn, thảo luận để nghiên cứu làm hồ sơ thành lập làng du lịch cộng đồng, khai thác du lịch, mang lại các giá trị tích cực kèm theo. Tiêu biểu có làng chài Tân Thành, làng du lịch cộng đồng mới nổi nhưng thu hút khá đông khách du lịch ngoại quốc đến lưu trú và trải nghiệm các hoạt động du lịch biển, ngư dân, làng chài… Đặc biệt, làng chài là sản phẩm OCOP 4 sao và được giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN, minh chứng cho độ uy tín và chất lượng về mặt sản phẩm, dịch vụ hướng đến tính bền vững về môi trường và văn hóa địa phương.
Trên đây là định nghĩa làng du lịch cộng đồng là gì cùng những thông tin liên quan về tiềm năng khai thác và hút khách, hy vọng sẽ hữu ích cho những cộng đồng tiềm năng khai thác và phát triển hiệu quả.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên