MỤC LỤC
Nhân viên khách sạn - nhà hàng được yêu cầu trang bị kỹ năng sơ cấp cứu để chủ động và ngay lập tức xử lý những tình huống khẩn cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bị nạn. Hóc dị vật là một trong những sự cố không mong muốn nhưng rất hay gặp phải khi ăn uống hay vui chơi, sinh hoạt thường ngày. Vậy tiến hành sơ cứu người bị hóc dị vật thế nào? Cùng Hoteljob.vn tập thực hành theo hướng dẫn của chuyên gia nhé!
Khách nào thường gặp nạn hóc dị vật?
Mọi khách hàng của khách sạn, nhà hàng đều có nguy cơ mắc phải dị vật gây tắc nghẽn đường thở, có thể dẫn đến tử vong nếu không sơ cấp cứu kịp thời.
Đó có thể là:
- Trẻ sơ sinh hay nhũ nhi bị sặc sữa, sặc nước, vô ý cho đồ vật vào miệng rồi nuốt...
- Trẻ em chơi đùa không may để đồ chơi là viên bi, nút áo, nắp bút, nắp chai hay bất cứ đồ vật nhỏ nào rơi vào cổ họng làm tắc đường thở
- Trẻ em hoặc người lớn ăn uống không may nuốt phải đồ ăn có kích thước lớn, gây tắc đường thở. Cười nói trong khi ăn hay gắn răng giả, vừa ăn vừa chạy nhảy… cũng dễ xảy ra hóc dị vật
- Nhân viên của cơ sở cũng có thể rơi vào tình huống không may này.
Biểu hiện của bị hóc dị vật là gì?
Các biểu hiện thường gặp đễ nhận biết bị hóc dị vật đường thở sẽ là: nạn nhân đột ngột không nói được, hoặc không tạo ra được một âm thanh nào cả - khó thở, thở nghe có tiếng rít - biểu hiện ọe ho nhưng yếu, âm sắc cao, mạnh - hai tay ôm lấy vùng trước cổ như cầu cứu
Trường hợp tệ hơn thì mặt tím tái, bất tỉnh hay hôn mê
Hướng dẫn sơ cứu người bị hóc dị vật đường thở đúng cách
Dị vật đường thở vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho nạn nhân, nhất là trẻ em vì không có kỹ năng và khả năng tự xử lý khi gặp vấn đề. Vì thế, bắt buộc phải tiến hành sơ cấp cứu tại chỗ ngay lập tức. Việc để người bị nạn trong trạng thái khó thở hay không thở được do tắc nghẽn đường thở mà chỉ để thế và đợi cứu thương hay lập tức chuyển đi bệnh viện là không nên.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu hóc dị vật đường thở cho từng nhóm đối tượng cụ thể được chia sẻ từ bác sĩ có chuyên môn:
Quy định mới nhất từ các tổ chức y tế uy tín thế giới đưa ra khuyến cáo về các giai đoạn xử trí tắc đường thở chuẩn phải là: kích thích nạn nhân ho (nếu vẫn còn ý thức) - tiếp theo là tiến hành các vỗ lưng mạnh - và sau cùng mới là các đè ép mạnh lên bụng hay ấn ngực.
Chi tiết can thiệp:
a/ Sơ cấp cứu cho nạn nhân là trẻ nhỏ và người lớn
+ Đối với trường hợp tắc nghẽn đường thở một phần:
Tức là nạn nhân vẫn còn tỉnh, trả lời được, có thể ho và thở đều.
=> Thì không nên can thiệp ngay mà khuyến khích nạn nhân ho mạnh để tống dị vật ra ngoài. Theo dõi diễn biến liên tục để xử trí ngay lập tức nếu chuyển biến xấu.
+ Đối với trường hợp tắc nghẽn đường thở hoàn toàn:
Tức là nạn nhân không nói hay phát ra âm thanh được, khó thở đến không thể thở, thậm chí tím tái, bất tỉnh.
=> Thì cần tiến hành sơ cấp cứu ngay, bằng cách đè ép bụng hay ấn ngực đúng kỹ thuật.
Ta chia làm 2 tình huống cho trường hợp tắc nghẽn đường thở hoàn toàn:
- Nạn nhân còn tỉnh táo nhưng không nói được, không ho được, thở khó, bắt đầu tím tái, hai tay ôm chặt lấy vùng trước cổ.
=> Vẫn động viên nạn nhân ho, ho mạnh để tống dị vật ra ngoài.
Nếu ho hiệu quả và trục xuất được dị vật thì không cần phải làm thêm thao tác nào sau đó.
Nhưng nếu ho không hiệu quả và biểu hiện tệ hơn - tiến hành vỗ lưng, ấn ngực, hay đè ép bụng hoặc ấn ngực cho nạn nhân để tống dị vật ra ngoài (gọi là thao tác Heimlich*)
Lưu ý: thường thì sẽ phải cần thực hiện nhiều hơn một trong các kỹ thuật trên, tuy nhiên, không có khẳng định kỹ thuật nào hiệu quả hơn hay phải thực hiện kỹ thuật nào trước, thực hiện theo trật tư, thứ tự thế nào… Thay vào đó, hãy tiến hành lần lượt các kỹ thuật: vỗ lưng không được thì chuyển sang ấn ngực; nếu không được thì lại quay trở lại vỗ lưng, rồi chuyển ấn ngực… Làm cho đến khi dị vật rơi ra ngoài.
Ngoài ra, đè ép bụng không được thực hiện đối với trẻ nhỏ vì ở tư thế nằm ngửa, các tạng ở phần bụng trên rất dễ bị tổn thương.
+) Thao tác vỗ lưng: Hướng người nạn nhân về phía trước, đầu hơi chúi xuống thấp hơn so với lưng - dùng ức bàn tay đấm mạnh vào lưng người đó 5 lần cho đến khi dị vật rơi ra ngoài.
Nếu dị vật vẫn chưa được loại bỏ thì tiếp tục tiến hành thao tác ấn ngực - thao tác Heimlich.
+) Thao tác ấn ngực - Heimlich:
* Thao tác Heimlich được thực hiện như sau:
- (1) Người sơ cứu đứng ở sau lưng nạn nhân và đặt chân trụ giữa 2 chân của nạn nhân
- (2) Vòng 2 tay ra trước bụng nạn nhân, đặt 1 nắm tay vào bụng nạn nhân nơi cao hơn rốn một chút, bàn tay kia ôm lấy nắm tay ấy
- (3) Dùng lực của 2 tay kéo thúc nhanh và mạnh vào bụng nạn nhân theo hướng vào trong và lên trên, làm một vài lần (thường là 5 lần) cho đến khi dị vật được tống ra ngoài
- (4) Ngưng thao tác khi nhìn thấy dị vật đã ra khỏi miệng nạn nhân và nạn nhân tự thở được.
Theo cơ chế, thao tác Heimlich đẩy cơ hoành lên cao tạo ra một áp lực cao trong 2 phổi để kích thích gây ho, từ đó có thể trục xuất được di vật ra khỏi đường thở, nhảy lên hốc miệng và được lấy ra bằng móc ngón tay, tự nhả hay các dụng cụ chuyên dụng khác.
-) Nạn nhân bất tỉnh, hôn mê:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Người sơ cứu quỳ gối, 2 đầu gối đặt mé ngoài gối của nạn nhân
- Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, đặt gót bàn tay lên vùng dưới xương ức của nạn nhân
- Tiến hành ấn mạnh và nhanh 5 lần theo hướng từ trước ra sau tạo lực ép đẩy dị vật ra ngoài
Sau khi đã sơ cấp cứu xong, tức nạn nhân có thể thở được, hỗ trợ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và xử lý nốt vấn đề sức khỏe nếu có.
b/ Sơ cấp cứu cho nạn nhân là trẻ sơ sinh và nhũ nhi
Trẻ sơ sinh và nhũ nhi được khuyến cáo không tiến hành thao tác Heimlich để sơ cấp cứu khi bị hóc dị vật đường thở vì nguy cơ chấn thương tạng. Thay vào đó, khuyến cáo sử dụng thủ thuật vỗ lưng ấn ngực.
Cụ thể thao tác:
- Đặt trẻ nằm sấp dọc trên cánh tay của người sơ cứu, đầu hơi chúi xuống thấp hơn vai; người sơ cứu đặt tay dọc lên đùi mình và dùng gót của bàn tay còn lại vỗ nhẹ và nhanh 5 cái lên lưng của trẻ, tại vị trí giữa 2 xương bả vai
- Nếu dị vật chưa bật ra thì lật ngược trẻ lại, đặt trẻ nằm dọc trên đùi người sơ cứu ở tư thế đầu thấp hơn vai, tiến hành ấn ngực 5 lần tại vị trí ép tim, tần suất 1 lần/giây
Lưu ý: làm sạch đường thở giữa các lần thực hiện thao tác vỗ lưng ấn ngực, quan sát khoang miệng và dùng tay sạch lấy dị vật ra ngoài nếu nhìn thấy, tuyệt đối không dùng ngón tay đưa sâu vào trong để lấy dị vật. Lặp lại động tác vỗ lưng ấn ngực nếu dị vật vẫn chưa được tống ra.
Tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật
Tham khảo chi tiết hướng dẫn sơ cứu hóc dị vật đường thở với bác sĩ chuyên khoa:
Chỉ cần chậm vài phút thôi, hóc dị vật đường thở nếu không được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách sẽ có thể mất mạng. Thế nên, khách sạn - nhà hàng cần trang bị kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp (như hóc dị vật đường thở) cho nhân viên để hạn chế tối đa tai nạn đáng tiếc.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên