MỤC LỤC
Nhiều bạn trẻ tìm hiểu về nghề bếp hay thậm chí đang theo học các khóa đào tạo tại trường dạy nghề bếp thắc mắc “Làm bao lâu mới lên được Bếp trưởng?”. Câu trả lời chính xác là gì? Thời gian nỗ lực cụ thể là bao lâu? Cùng Hoteljob.vn nghe “người đang tại vị” chia sẻ chi tiết nhé!
Muốn lên Bếp trưởng - Tại sao?
Thăng tiến trong công việc là mục tiêu và mục đích của gần như tất thảy người lao động, dù ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào. Điều này chứng tỏ họ thành công và đang được ghi nhận bằng những tán dương thiết thực nhất. Thăng tiến cũng giúp mức lương và các chế độ đãi ngộ tăng theo tương ứng, cho họ thu nhập cao hơn, thoải mái trong đời sống vật chất hơn.
Bỏ qua những áp lực không nhỏ khi làm Bếp trưởng, đi đến vị trí này hẳn nhiều người sẽ đôi lần tự mãn về những thành tựu mình đạt được, đan xen với đó là ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân với sự phát triển và sống còn của bộ phận, từ đó linh hoạt và nhanh chóng đưa ra những hướng đi tốt nhất cho kế hoạch phát triển của gian bếp.
Mất bao lâu để lên Bếp trưởng?
+ Yếu tố ảnh hưởng là gì?
Khát khao, ao ước là vậy nhưng một phụ bếp, nhân viên bếp mất bao lâu để lên được vị trí Bếp trưởng? Sẽ không có câu trả lời chung cho tất cả những ai theo nghề bếp. Con số cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân, liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, điển hình nhất là:
- Môi trường làm việc:
Gian bếp nơi bạn làm việc có phân cấp rõ ràng từng vị trí công việc, người quản lý trực tiếp không hay chỉ là không gian chế biến món ăn phục vụ khách đơn thuần, 1 cấp gồm 1 bếp chính và 2 phụ bếp kiêm dọn rửa, quét dọn – có quy định cụ thể về việc khen thưởng và thăng chức cho nhân viên không – có tạo điều kiện để nhân viên được học hỏi và hoàn thiện kỹ năng và nghiệp vụ, khẳng định năng lực để được thăng tiến không – cấp trên cao hơn có hỗ trợ và giúp đỡ để cấp dưới được nâng bậc khi xứng đáng không… Lựa chọn môi trường làm việc đúng và phù hợp giúp người trẻ định hướng tương lai sự nghiệp rõ ràng và chính xác hơn.
- Sự quyết tâm:
Bạn khát khao được công nhận thành tích và thăng tiến lên vị trí cao hơn bao nhiêu phần trăm – bạn quyết tâm học hỏi để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ như thế nào – bạn nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách và áp lực trong gian bếp ra sao… Quyết tâm càng cao thì nỗ lực càng lớn, thời gian đạt được mục tiêu càng ngắn, đích đến càng gần.
- Lựa chọn của mỗi người:
Dù là vị trí mơ ước nhưng không phải ai cũng muốn làm. Nhiều người chưa từng nghĩ đến ý định sẽ trở thành bếp trưởng dù đủ khả năng và được đề bạt. Vì họ sợ áp lực lẫn trách nhiệm và chấp nhận vị trí hiện tại rồi thấy vui, hài lòng với công việc đó. Do vậy, lên bếp trưởng hay không, bao lâu lên bếp trưởng đôi khi còn là một sự lựa chọn…
- Nhờ mối quan hệ:
Dĩ nhiên, mối quan hệ chính là yếu tố đắc lực và nhanh chóng nhất nhì đưa một người từ vị trí thấp vượt cấp lên chức vụ cao hơn, bao gồm cả bếp trưởng.
- Tùy số:
“Số” hay số phận hoặc sự may mắn cũng có thể giúp bạn thăng tiến lên bếp trưởng nhanh và dễ dàng hơn dù năng lực và kinh nghiệm bằng, thậm chí thua người khác.
+ Mất bao lâu?
Có con số cụ thể nào không để một người nuôi hy vọng và cố gắng có mục tiêu là thắc mắc của nhiều người. Vẫn là không cố định nhé. Bởi có người chỉ mất vỏn vẹn 1 năm từ khi tốt nghiệp ra trường cho đến khi lên Tổ trưởng, Bếp chính rồi Bếp trưởng. Cũng có người mất khoảng 3-5 năm và đây được gọi là thời gian trung bình lý tưởng nhất cho quãng đường thăng tiến hiệu quả của một người. Tuy nhiên, lại có người nay đã ngoài 40 tuổi, sở hữu đến 20 năm kinh nghiệm nhưng vẫn chỉ làm Bếp chính.
Có mục tiêu và định hướng tương lai là tốt. Thế nhưng, cần hoàn thiện bản thân và khẳng định năng lực mới có thể thăng tiến lên vị trí xứng đáng và được việc. Làm vị trí nào cũng được nhưng phải thực sự thoải mái và thỏa mãn, như thế mới duy trì được đam mê và yêu thích cống hiến mỗi ngày.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên