MỤC LỤC
Muốn làm tốt công việc của một nhân viên giặt là khách sạn, bạn cần phải có kiến thức về các loại vải cũng như cách giặt các loại trang phục đúng cách. Hoteljob.vn xin chia sẻ một số kiến thức về giặt là để các bạn tham khảo.
Ảnh nguồn Internet
► Kiến thức giặt là với các loại vải
♦ Vải sợi thiên nhiên
Vải sợi thiên nhiên là những loại được dệt từ thực vật (cây gai, cây đay, cây bông vải…) hoặc lông động vật (cừu, dê, thỏ, lạc đà…).
♦ Vải sợi hóa học
Tùy thuộc vào nguyên liệu ban đầu và phương pháp sản xuất, người ta chia vải sợi hóa học làm 2 loại là: sợi nhân tạo (nguồn gốc từ gỗ, tre, nứa…) và sợi tổng hợp (nguồn gốc từ khí đốt, than đá, dầu mỏ…).
♦ Vải sợi pha
Vải sợi pha là loại vải được pha trộn giữa sợi thiên nhiên và sợi tổng hợp theo tỷ lệ thích hợp dựa trên ưu điểm của các sợi vải thành phần. Một số loại vải sợi pha tiêu biểu như: vải pha PECO – pha giữa PE và Cotton (Vải tixi, vải sợi CVC), vải pha PEVI – pha giữa PE và Viscose. Đa số các sản phẩm thời trang hiện nay được may bằng vải sợi pha nên tùy thuộc vào loại trang phục mà nhân viên giặt là trong khách sạn sử dụng cách giặt là cho phù hợp.
Bạn muốn xem thêm: 4 tình huống nhân viên giặt là trong khách sạn thường gặp và hướng xử lý
► Cách giặt một số loại trang phục đúng cách
♦ Áo thun
- Phân loại áo thun theo màu vì áo dễ bị loang màu khi giặt chung
- Lộn trái áo khi giặt để những hình in trên áo không bị bong tróc khi giặt bằng máy.
- Không giặt áo trong nước nóng quá 40 độ.
- Tránh dùng các loại xà phòng có tính chất giặt tẩy mạnh, tuyệt đối không được dùng thuốc tẩy với áo thun màu.
- Chỉ nên dùng nước xả thơm, tránh dùng các loại nước xả mềm vải vì nó dễ khiến áo nhanh bị giãn, hình in dễ bong tróc.
♦ Áo sơ mi
- Trước khi giặt áo cơ mi, phải cài tất cả khuy áo lại để không bị mất đi phom áo ban đầu và tránh tình trạng gãy phần lót ở cổ và tay áo.
- Phân loại áo sơ mi trắng và sơ mi mày để tránh tình trạng loang màu, phai màu.
- Đọc kỹ các hướng dẫn giặt của áo để chọn chế độ giặt phù hợp.
- Trường hợp cổ áo và ống tay áo có vết ố bẩn khó giặt, trước khi cho áo vào máy, bạn nên dùng một ít kem đánh răng bôi lên vết bẩn, dùng bàn chải cọ nhẹ một vài phút, xả áo bằng nước sạch rồi mới cho vào máy. Sau khi giặt khô, bạn rắc một ít phấn rôm lên cổ áo và cổ tay áo, rồi dùng bàn là là nhẹ - với cách này, trong những lần giặt sau, áo sẽ nhanh được giặt sạch.
♦ Áo – quần jean
- Kéo khóa, cài khuy và lật mặt trái của áo – quần jean trước khi giặt.
- Không nên giặt áo – quần jean bằng những loại bột giặt có tính chất tẩy rửa mạnh.
- Không ngâm trang phục trong xà phòng lâu vì dễ khiến trang phục bị ra màu.
- Không nên dùng nước xả vải cho đồ jean.
- Nếu được thì nên hạn chế giặt đồ jean bằng máy và dùng máy sấy khô vì làm dáng trang phục dễ bị hỏng. Nếu phơi ngoài trời thì tránh nơi có ánh nắng gay gắt.
♦ Áo dài lụa
- Phân loại áo dài để giặt riêng để tránh phai màu.
- Pha loãng xà phòng nước nước ấm vừa phải và ngâm áo dài lụa trong 5 phút.
- Nếu có vết bẩn thì bôi xà phòng lên và dùng tay vò với lực vừa phải, tránh mạnh tay vì có thể làm hỏng áo.
- Pha nước nước giấm và cho áo dài vào để loại bỏ xà phòng và khôi phục độ bóng cho lụa.
- Xả lại áo dài với nước sạch, không vắt mạnh tay, chỉ bóp nhẹ cho ráo nước.
- Phơi áo dài ở nơi thoáng, có gió, tránh ánh nắng trực tiếp.
♦ Đồ vest
- Tuyệt đối không giặt đồ vest bằng máy giặt vì sẽ làm nhàu, hỏng phom trang phục. Chỉ giặt đồ vest bằng tay hoặc bằng cách là hơi.
- Nếu áp dụng cách giặt bằng tay, chỉ dùng tay vò nhẹ và bàn chải lông mềm để chà vết bẩn; chú ý cầm phần cổ áo nhấc lên – nhấc xuống khi xả. Sau khi giặt xong, không vắt áo vì dễ khiến áo bị nhàu và dùng móc chuyên dụng để phơi.
♦ Trang phục da
- Đầu tiên, dùng khăn thấm nước ấm chà lên các vết bẩn trên trang phục.
- Dùng bàn chải lông mềm tẩm nước xà phòng pha loãng chải nhẹ vết bẩn, sau đó dùng nước lau sạch lại và đem trang phục phơi nơi râm mát.
- Sau khi trang phục khô, đánh một ít si lên sẽ khiến đồ da trở nên mới hơn.
♦ Quần áo dạ
- Đầu tiên, bạn đem trang phục phơi chỗ thông gió và đập phủi quần áo qua một lượt cho bớt bụi.
- Trải trang phục lên một mặt bàn phẳng, phủ lên trang phục 1 lớp vải sạch - ướt và dùng bàn là là đều để lớp bụi trên bề mặt quần áo dạ bị hút vào vải; là đi là lại, vừa là vừa giặt khăn đến khi nào thấy quần áo sạch hẳn thì ngưng.
♦ Trang phục nhung
- Với trang phục bằng chất liệu nhung, không được dùng giặt bằng máy vì chất liệu này dễ bị bạc màu, hỏng, giảm tính năng giữ ấm.
- Nếu trang phục nhung có vết bám bẩn thì ngâm đồ vào nước lạnh, dùng bàn chải cọ mềm có xà phòng xát nhẹ vết bẩn nhiều lần cho sạch rồi xả bằng nước sạch. Trong lần xả gần cuối, có thể nhỏ vào nước một ít giấm để quần áo không còn vương mùi bột giặt. Và lưu ý chỉ ấn nhẹ cho ráo nước, không vắt mạnh tay sẽ khiến áo quần bị nhăn nhúm khi khô lại.
- Nếu đồ nhung có vết dầu mỡ thì dùng xăng nguyên chất để tẩy và giặt lại bằng xà phòng.
- Không nên sấy áo quần nhung bằng máy sấy hoặc bàn là điện, chỉ nên phơi ở chỗ râm mát, thoáng gió.
- Khi trang phục khô, dùng que gỗ đập nhẹ vào quần áo để lấy lại trạng thái ban đầu cho trang phục.
♦ Cà vạt
Với cà vạt được làm bằng chất liệu tổng hợp thì giặt bằng nước. Trước khi giặt, cố định cà vạt vào chiếc bìa cứng có hình giống chiếc cà vạt, tiếp đến phun nước lên và dùng bàn chải chấm xà phòng chà sạch các vết bẩn rồi xả sạch với nước. Dùng vải khô thấm hết nước trên cà vạt và để chỗ bóng râm để hong khô. Khi cà vạt khô hẳn mới lấy bìa cứng ra.
Với cà vạt làm bằng chất liệu tơ tằm thì không giặt bằng nước mà thực hiện việc làm sạch bằng cách sau: cho dầu bốc hơi vào trong 1 chiếc lọ sạch và thả cà vạt vào, đậy nắp lại và khoảng 3 phút thì lắc lọ 1 lần. Khoảng 30 phút sau lấy cà vạt ra và hong khô chỗ râm mát.
Xem thêm: Internship là gì? Lương của Internship trong khách sạn
Ms.Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên