MỤC LỤC
So với khoảng 5 năm trở về trước, ngành Ẩm thực là khối ngành ít được chú trọng đào tạo ở bậc Đại học nhất trong ngành Khách sạn - Nhà hàng nói chung. Tuy nhiên, đây hiện được xem là một trong những khối ngành khá Hot, được nhiều trường mở lớp đào tạo bởi nhu cầu thị trường và tiềm năng phát triển nghề nghiệp. Vậy sinh viên theo học ngành Ẩm thực có thể làm những công việc gì sau tốt nghiệp? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu nhé!
Ngành Ẩm thực là gì?
Xét theo nghĩa Hán Việt: Ẩm nghĩa là uống – Thực nghĩa là ăn => như vậy: ẩm thực có nghĩa là ăn uống.
Tuy nhiên, ở lĩnh vực đào tạo bậc học, Ngành Ẩm thực là ngành đào tạo chuyên sâu về các kiến thức liên quan đến chế biến món ăn, bao gồm: sơ chế và xử lý nguyên liệu – định lượng khẩu phần – chế biến và sáng tạo món ăn (mới) – trang trí và tạo hình – cùng nhiều công việc liên quan khác.
Sinh viên tốt nghiệp ngành ẩm thực cần có những kiến thức liên quan đến nghề như: kiến thức về khoa học dinh dưỡng, hiểu biết các loại gia vị, thành phần của các loại món ăn – năng lực cảm mùi vị tốt, có khả năng sáng tạo cao, khiếu thẩm mỹ vượt trội – tổ chức bếp nấu khoa học và hợp lý…
Ngành Ẩm thực gồm những chuyên ngành nào?
Ngành Ẩm thực trước đây thường được chú trọng đào tạo ở các trường nghề, trường trung cấp hay trung tâm, phục vụ nhu cầu theo học và cung cấp nhân sự cho một đối tượng nhỏ người học và nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhu cầu về ngành học này tăng cao. Bằng chứng là có thêm khá nhiều các trường Đại học, Cao đẳng chính quy, dân lập trên cả nước mở lớp đào tạo và tổ chức tuyển sinh với nhiều chuyên ngành. Chẳng hạn:
- Kỹ thuật chế biến món ăn
- Khoa học chế biến món ăn
- Quản trị chế biến món ăn
- Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực
- Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm
- Quản trị ẩm thực/ Quản trị bếp và Ẩm thực
- …
Trường ĐH, CĐ nào đào tạo Ngành Ẩm thực?
Chưa nói đến vô số cơ sở đào tạo nghề ngành Ẩm thực, từ bếp Âu, bếp Á, bếp bánh… trải dài trên cả nước, xét ở bậc ĐH, CĐ chính quy và dân lập hiện cũng có một số trường đào tạo ngành học này. Bạn có thể tham khảo qua bản tổng hợp sau:
Trường đào tạo |
Thông tin chính |
ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM |
|
CĐ Công thương Việt Nam |
|
CĐ Du lịch Hà Nội |
|
CĐ Kinh tế - Kỹ thuật thương mại |
|
CĐ Thương mại và Du lịch Hà Nội |
|
CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội |
|
CĐ Kinh tế Công nghệ Hà Nội |
|
CĐ Văn Lang Hà Nội |
|
CĐ Du lịch Nha Trang |
|
CĐ Quốc tế Tp.HCM |
|
ĐH Công nghiệp Tp.HCM – Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm |
|
Tham khảo nhiều hơn các địa chỉ đào tạo ngành Ẩm thực - đầu bếp uy tín trên cả nước: Tại đây!
Ngoài ra, nếu có điều kiện và mong muốn tiếp xúc với nền kiến thức chuẩn quốc tế, bạn cũng có thể định hướng du học ngành này – tham khảo các quốc gia du học ngành ẩm thực - đầu bếp: Tại đây!
4 việc làm hấp dẫn nhất cho sinh viên ngành Ẩm thực sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Ẩm thực nói chung có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc trong các lĩnh vực sau đây:
#Đầu bếp
Đầu bếp là nghề đầu tiên và phổ biến nhất mà sinh viên ngành Ẩm thực nói chung có thể gia nhập. Bạn có thể tìm việc đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn lớn nhỏ trên cả nước, từ việc làm bếp Á, việc làm bếp Âu, việc làm bếp bánh.... Tuy nhiên, nên lưu ý bắt đầu từ các vị trí thấp như phụ bếp, nhân viên sơ chế… để học việc, học hỏi kỹ năng và kinh nghiệm đứng bếp/ làm nghề của những đầu bếp chính – tích lũy và hoàn thiện năng lực và kỹ năng để được trao cơ hội đứng bếp thể hiện bản thân.
Tìm việc làm phụ bếp: Tại đây!
#Chuyên gia dinh dưỡng
Công việc này tuy khá mới mẻ nhưng không phải không hấp dẫn sinh viên Việt Nam. Tốt nghiệp các chuyên ngành thuộc ngành Ẩm thực nói chung, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí chuyên gia dinh dưỡng tại các trung tâm y tế; bếp ăn nhà hàng, khách sạn quy mô lớn; căn tin công ty, khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy… những nơi có nhu cầu chế biến số lượng lớn suất ăn hàng ngày – hoặc làm chuyên gia dinh dưỡng riêng cho một hoặc một số người có địa vị, điều kiện kinh tế tốt, cần người có đủ kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm để tư vấn khẩu phần ăn, định lượng khẩu phần sao cho phù hợp, đảm bảo suất ăn vừa đủ để phục vụ, mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa (gây lãng phí)
#Foodstylist
Foodstylist được ví von là “nhà tạo mẫu” và định hình phong cách cho các món ăn. Nếu am hiểu món ăn tường tận, khả năng sáng tạo và gu thẩm mỹ cao, bạn hoàn toàn có thể thử sức với công việc này. Nhiệm vụ của bạn là sắp đặt thực phẩm có chủ đích để tạo ra những bức ảnh, video hài hòa, bắt mắt, đáp ứng đúng yêu cầu của cấp trên hoặc khách hàng từ ý tưởng, nội dung, bối cảnh, bố cục, vật trang trí, ánh sáng, góc máy…
#Blogger/ Vlogger ẩm thực
Đó là những người tự mình trải nghiệm và chia sẻ những cảm nhận về món ăn của bản thân đến những ai quan tâm thông qua các bài viết/ video ấn tượng với các chủ đề như đánh giá món ăn, các địa điểm ăn uống hot…
Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều công việc khác hấp dẫn cho sinh viên ngành Ẩm thực sau ra trường mà bạn có thể tìm kiếm thêm và thử sức…
Hy vọng thông qua bài chia sẻ này, các học viên/ sinh viên đang và sẽ theo học ngành Ẩm thực nói chung sẽ có thêm động lực và tự tin bởi lựa chọn của mình. Học ngành gì - Học ở đâu - Làm nghề gì… cũng không quan trọng, quan trọng là bạn phải yêu và đam mê với ngành nghề đó, có trách nhiệm với lựa chọn của mình và quyết tâm học tập, theo đuổi đến cùng để thành công!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên