MỤC LỤC
Các nhà hàng - khách sạn quy mô chuẩn quốc tế luôn có sự phân chia rạch ròi giữa món Âu và món Á, từ đó hình thành nhu cầu tuyển dụng đầu bếp Âu và đầu bếp Á tương ứng khác nhau. Vậy bạn có biết đầu bếp Âu là gì? Làm thế nào để trở thành đầu bếp Âu chuyên nghiệp? Tham khảo bài viết dưới đây của Hoteljob.vn nếu chưa tìm được lời giải
Bạn có biết đầu bếp Âu là gì? Làm thế nào để trở thành đầu bếp Âu chuyên nghiệp?
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Việt Nam đang ngày càng “Tây hóa” khi giao lưu và tiếp nhận nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có văn hóa ẩm thực phương Tây. Chính điều này đã kéo theo hàng loạt các nhà hàng - khách sạn chuyên món Âu mở cửa phục vụ nhu cầu thực khách, từ đó các đầu bếp Âu cũng xuất hiện với nhu cầu tuyển dụng cao.
Đầu bếp Âu là gì?
Đầu bếp Âu (Western chef) là đầu bếp chuyên chế biến, sáng tạo nên các món ăn có nguồn gốc từ phương Tây trong các nhà hàng - khách sạn để phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của thực khách.
Khác với món Á, các món Âu thường không thực hiện tẩm ướp các loại gia vị mà được chế biến trực tiếp từ thực phẩm tươi rồi ăn kèm với nước xốt. Do đó, đầu bếp Âu cần phân biệt rạch ròi nhiệm vụ công việc và các kỹ năng nấu ăn riêng trong chế biến và trang trí để làm ra những món ăn đạt chất lượng yêu cầu và chuẩn món Âu.
Đầu bếp Âu là gì? - Đầu bếp Âu là đầu bếp chuyên chế biến, sáng tạo các món ăn Âu để phục vụ thực khách
Tham khảo thêm: MUỐN ĐƯỢC TUYỂN DỤNG LÀM ĐẦU BẾP, CẦN BẰNG CẤP GÌ?
4 Kỹ năng cần có của đầu bếp Âu chuyên nghiệp
Để trả lời cho thắc mắc “làm thế nào để trở thành đầu bếp Âu chuyên nghiệp”, ứng viên theo nghề đầu bếp phải xác định được các kỹ năng cần có của vị trí công việc này, từ đó hoàn thiện bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chuẩn bị sẵn sàng cho mục tiêu thăng tiến trong nghề. Dưới đây là 4 kỹ năng mà đầu bếp Âu chuyên nghiệp cần có:
- Thành thạo kỹ thuật chế biến món ăn theo phong cách Âu
Ẩm thực phương Tây sử dụng rất nhiều phương pháp và kỹ thuật chế biến món ăn điêu luyện như áp chảo, đút lò, flambe (đốt rượu), sous vide… Những phương pháp này lại hoàn toàn không được ứng dụng nhiều trong chế biến món ăn Á. Ngoài ra, nếu các món Á thích kết hợp nhiều gia vị trong nấu nướng thì món Âu lại không dùng hoặc dùng rất ít các loại hạt nêm, bột ngọt hay đường,… họ chỉ sử dụng bơ, phô mai, tỏi, tiêu, dầu oliu, thảo mộc,… để làm dậy mùi cho món ăn. Đây là điểm khác biệt chủ yếu trong kỹ thuật chế biến món ăn giữa ẩm thực Âu và ẩm thực Á.
Thành thạo các kỹ thuật chế biến món ăn giúp đầu bếp Âu hoàn thành nhiệm vụ công việc nhanh chóng và đạt yêu cầu
- Thao tác thuần thục các loại dao - chảo - thớt Âu
Sự cầu kỳ trong chế biến hay việc xem trọng vấn đề vệ sinh, tính thẩm mĩ trong các món ăn khiến các đầu bếp Âu luôn phải làm việc với hàng chục loại dao - chảo - thớt khác nhau trong bếp. Chỉ khi học được cách sử dụng và công dụng từng loại tương ứng với cách chế biến từng món ăn khác nhau; thuần thục các kỹ thuật cắt - thái - tỉa bằng nhiều loại dao; vận dụng kiểu áp chảo - đút lò - đốt rượu trên từng kiểu chảo; sơ chế - thái - cắt trên từng loại thớt và nắm rõ được cách vệ sinh, bảo quản dao - chảo - thớt Âu đúng cách, bạn mới luôn đảm bảo tạo nên được những món Âu chuẩn vị và đẹp mắt.
- Sáng tạo và khéo léo trong décor món ăn
Thơm ngon và “đã mắt” là 2 yếu tố đi đầu trong đánh giá chất lượng món Âu. Điều này lý giải vì sao décor món ăn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà đầu bếp Âu phải có nếu muốn khẳng định tay nghề. Thông thường, những món Âu thường ít nhưng được chăm chút rất kĩ ở khâu trang trí: đôi khi đơn giản nhưng rất tinh tế; đôi khi lại vô cùng cầu kỳ. Một đầu bếp Âu chuyên nghiệp luôn tính toán và suy xét kỹ lưỡng việc kết hợp hài hòa giữa màu sắc từ các nguyên liệu tự nhiên như rau, củ, quả hay các loại sốt đến lựa chọn loại đĩa/ chén/ tô/ muỗng phù hợp để trình bày món Âu được đẹp mắt và đạt chuẩn nhất.
Một món Âu chuẩn vị và đẹp mắt là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc từ các nguyên liệu và các loại nước sốt đến lựa chọn loại đĩa trình bày phù hợp
- Giao tiếp tiếng Anh trôi chảy
Hầu hết các nhà hàng - khách sạn chuyên món Âu đều là môi trường làm việc quốc tế khi quy tụ rất nhiều đầu bếp đến từ nhiều nơi trên thế giới, cùng lượng lớn thực khách nước ngoài đến thưởng thức món ăn. Do đó, để thuận lợi trong giao tiếp và trao đổi thông tin, đầu bếp Âu phải biết và giao tiếp trôi chảy ngoại ngữ, thường là tiếng Anh. Ngoài ra, rất nhiều tài liệu, sách, video dạy nấu ăn được chia sẻ ở dạng ngôn ngữ quốc tế nên chỉ khi bạn đọc - hiểu được tiếng Anh, bạn mới có thể trau dồi kiến thức cho bản thân, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để hỗ trợ tốt hơn cho công việc đứng bếp trong hiện tại và tương lai.
Chuyên môn cao, tiếng Anh tốt là những tiêu chí hàng đầu để các đầu bếp trẻ tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong nghề bếp, thậm chí được làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, các nhà hàng - khách sạn 5 sao tại bất cứ đâu trên thế giới.
Xem thêm: NGHỀ ĐẦU BẾP: VÌ SAO NÊN BIẾT TIẾNG ANH?
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên