“Dù đã tìm đủ mọi cách, vận động hết mọi tiềm lực để cầm cự nhưng đến hiện tại, tôi không thể làm gì được nữa khi mọi nguồn vốn đều cạn kiệt, khách không có mặc cho đã giảm giá kịch sàn trong khi bao nhiêu loại phí phải chi mỗi ngày. Đến nay, thật sự đau lòng khi phải treo biển BÁN KHÁCH SẠN - thay cho biển Sales 70% giá phòng nhiều tháng qua” - anh H., chủ một khách sạn 3 sao tại Tp.HCM chia sẻ trong xúc động.
Dù dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát tốt ở đợt tái bùng dịch lần 2 nhưng như thế cũng chưa thể “cứu” ngành du lịch - khách sạn ngay được. Bởi, “để “sống” tiếp, chúng tôi cần khách” trong khi các cơ sở kinh doanh muốn hoạt động trở lại cần đảm bảo an toàn và được sự cho phép của cơ quan ban ngành, thêm nữa, quan trọng hơn là, một lượng lớn khách nội địa vẫn đang mang tâm lý e dè di chuyển, đi du lịch. Mặt khác, khách quốc tế lại chỉ có thể vào Việt Nam lác đác mỗi ngày trong điều kiện kiểm soát gắt gao.
Mở lại đường bay quốc tế, bao giờ khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam?
Nếu sau đợt dập dịch lần 1 hồi đầu năm, một số nơi nỗ lực tìm nguồn thu nhờ các gói kích cầu hấp dẫn để lấy ngắn nuôi dài thì niềm vui chưa kịp lớn, đợt tái bùng phát dịch lần thứ 2 hồi cuối tháng 7 vừa qua như nỗi khiếp sợ bao trùm lên ngành du lịch. Từ chủ đầu tư, quản lý cấp cao đến nhân sự toàn ngành bất lực nghỉ ngang công việc ổn định (thời điểm này hằng năm đang vào mùa cao điểm) vì đóng cửa chống dịch. “Khủng hoảng chồng khủng hoảng”, người làm công mất việc, không thu nhập; kẻ làm chủ không tạo ra doanh thu, chi tiêu khủng để duy trì cơ sở nên nguy cơ cao sẽ trắng tay nếu không đủ tiềm lực chống cự tiếp.
Thử dạo một vòng khắp các tỉnh, thành du lịch trọng điểm trên cả nước, dành một từ để nói lên cảm xúc lúc này là “Nhói lòng”. Bởi, hẳn những ai yêu và tâm huyết với nghề đều sẽ rớt nước mắt trước cảnh đìu hiu đến quặng thắt lòng bởi những dòng chữ vô tri nhưng có sức gây sát thương khủng khiếp trước cửa khách sạn…
♦ Nơi thì heo hắt, cửa mở cửa đóng, phòng sáng đèn phòng không,
♦ …nơi giảm 30-50%, thậm chí đến 70% chỉ mong có khách đến thuê để duy trì hoạt động,
♦ …đau lòng nhất là những mảnh giấy trắng in dòng chữ “BÁN KHÁCH SẠN”, “Cho thuê mặt bằng”
♦ Nhưng vẫn còn đó một số nơi xây mới, sửa chữa, cải tạo, sẵn sàng đón khách
Hiện tại, không một cơ sở nào tự tin vẫn kinh doanh tốt giữa mùa dịch suốt nhiều tháng qua. Ảnh hưởng trên phạm vi cả nước, chỉ là mức độ không giống nhau, có nơi chịu gián tiếp, phớt qua; nơi gồng mình hết sức vẫn không trụ nỗi nữa rồi. Điều đáng lo sợ hơn cả là, nếu tình hình ảm đạm này vẫn tiếp tục kéo dài chưa xác định hồi kết, liệu còn bao nhiêu khách sạn đủ sức "SỐNG" tiếp sau khủng hoảng? - Bao nhiêu nhân sự nghề còn việc làm? - Bao nhiêu người bất lực tìm việc khác mưu sinh?... Chỉ mới nghĩ tới thôi cũng đã thấy đau lòng!
Nhưng, dù thế nào đi nữa, chỉ mong Hoteliers không nản lòng bỏ cuộc. Chia tay khách sạn này hãy tìm đến khách sạn khác. Nơi nào rồi cũng sẽ là Nhà, nơi chúng ta trao đi cái tâm phục vụ chuẩn ngành để nhận về sự ghi nhận dịch vụ chuyên nghiệp từ khách.
Chia sẻ với Hoteljob.vn tình cảnh hiện tại của khách sạn và cả bạn nhé!
Ms. Smile
(Ảnh nguồn Internet)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên