MỤC LỤC
Sáng nay, có một tài khoản ẩn danh đăng trên Nghề Khách Sạn - Tâm Sự rằng mình đang có ý định xin làm lễ tân ca đêm cố định, thay vì xoay ca sáng - chiều - đêm luân phiên và mong muốn nhận được lời khuyên cùng tip bảo vệ sức khỏe từ người từng trải. Trả lời dưới phần bình luận, nhiều dân ngành CAN bảo “quay xe gấp”. Thế rốt cuộc thì có nên làm ca đêm không? Vì sao?
Ai làm ca đêm trong khách sạn?
Trừ các bộ phận, phòng ban khối hành chính - văn phòng, văn thư - kế toán được xếp vào nhóm công việc làm theo giờ hành chính, 8h/ngày cố định; còn lại hầu hết các bộ phận khác đều sẽ làm việc theo ca: sáng - chiều - đêm tùy theo tính chất công việc, khối lượng công việc và tình hình kinh doanh của cơ sở. Một số nơi kinh doanh nhỏ lẻ, lượng khách không nhiều lại chỉ in/out cố định vào các khung giờ từ sáng đến trước 10h tối thì sẽ không có ca đêm, thay vào đó, nhân viên sẽ được chia ca gãy hay linh hoạt tăng ca khi cần. Tuy nhiên, cũng những nơi đó mà chủ cần tìm người trông coi qua đêm để đảm bảo tài sản và take care khách thì vẫn có thể tuyển lễ tân kiêm bảo vệ đêm.
Tại các khách sạn, resort chuẩn sao, các vị trí như: lễ tân, buồng phòng, an ninh/bảo vệ, bellman… luôn có ca đêm, được chia luân phiên trong tuần. Số ít chia ca đêm cố định tùy theo nguyện vọng của nhân viên.
Làm ca đêm và 7 căn bệnh thường gặp phải
Chia sẻ từ các bác sĩ đầu ngành cùng nhiều lao động từng có thời gian làm ca đêm, 7 căn bệnh sau đây được cho là phổ biến và thường gặp nhất đối với người thức đêm liên tục, sinh hoạt thiếu khoa học, coi thường sức khỏe bản thân:
+ Mất ngủ
Mất ngủ dĩ nhiên đứng Top1. Ca đêm kéo dài từ 22h tối đến 6h sáng hôm sau nên chuyện thức trắng nếu khách đông, cơ sở quy định như thế là phải chịu. Một số nơi cho phép nhân viên nghỉ ngơi tại vị trí làm việc sau khi hết khách và đã hoàn thành công việc trong ca nhưng thường giờ nghỉ cũng đã rất khuya, có khi 2,3h sáng mới được ngả lưng. Rồi đang ngủ khách gọi more đồ này, thứ kia cũng chả chợp mắt được mấy, nói gì đến chuyện ngủ lâu, ngủ sâu.
Nhiều người bảo cày đêm thì ngày về ngủ bù. Nhưng thực tế cho thấy, 10 tiếng ngủ ban ngày không bằng 4h ngủ chất lượng ban đêm.
Chất lượng giấc ngủ kém, tâm lý sợ xảy ra sự cố hay không được ngủ luôn làm rối loạn đồng hồ sinh học vốn có, rất dễ dẫn đến chứng mất ngủ kéo dài, vô cùng nguy hiểm.
+ Rối loạn hệ tiêu hóa
Làm đêm thường hay ăn vặt về khuya hay phải uống café, bò húc là các chất kích thích thần kinh để tỉnh táo. Như thế rất dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thường gặp nhất là bệnh về đường ruột, dạ dày… vừa khó chịu lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tốn tiền thuốc thang.
+ Béo phì
Có thể bạn chưa biết, hàm lượng leptin (hocmoon điều hòa khẩu vị) thường sẽ bị giảm vào ban đêm khiến cơ thể cảm thấy đói và cần tìm cái gì đó để ăn, thứ gì đó để uống nhiều hơn ban ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng cho hay, những người ngủ quá ít lại ăn quá nhiều và không tuân theo đồng hồ sinh học vốn dĩ của cơ thể, ăn uống thiếu khoa học làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Ăn nhiều đồ dầu mỡ hay tinh bột, uống nhiều đồ uống có gas, cồn cũng khiến tăng cân không kiểm soát.
+ Tiểu đường
Một nghiên cứu đã được công bố trên Y học nghề nghiệp và môi trường cho hay, người làm ca đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 1,09 lần so với những người khác. Và nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nữ giới.
+ Sụt cân và bệnh về da
Ngược lại với béo phì do tăng cân, cũng có người làm đêm bị sút cân đột ngột và trầm trọng. Ngoài ra lại còn dễ nổi mụn, da thâm sạm, nám, thiếu nước… Nguyên nhân có thể do ăn uống thất thường, nghỉ ngơi không đủ, mệt mỏi nên chán ăn, nhịn ăn… Sút cân quá nhiều và kéo dài có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm khác, chưa kể làm cơ thể trông gầy guộc, xấu xí, thiếu sức sống và năng lượng…
+ Trầm cảm
Thời gian biểu sinh hoạt khác với người bình thường khiến những nhân viên làm ca đêm ít có cơ hội tiếp xúc và giao lưu với các mối quan hệ khác, từ gia đình, bạn bè cho đến người yêu, vợ/chồng/con cái. Vì thế, nhu cầu xã hội dần giảm sút và thu hẹp, nhiều người ngày càng tách xa khỏi xã hội, hàng ngày chỉ quanh quẩn chỗ trọ/nhà rồi chỗ làm. Lâu dần dễ rơi vào tình trạng u uất, chán nản và stress trầm cảm lúc nào không hay. Chưa kể, nhiều mối quan hệ cũng từ đó mà trở nên bất ổn đến rạn nứt, đổ vỡ.
+ Ung thư
Theo các chuyên gia y tế, làm ca đêm thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ hay ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông lên đến 30%. Ngoài ra có thể gây nên các bệnh về huyết áp hay tim mạch cực kỳ nguy hại.
Có nên làm ca đêm và tip bảo vệ sức khỏe cần áp dụng?
Nói đến đây hẳn nhiều người rén ngang vì đang làm ca đêm, hay có ý định xin làm ca đêm. Nhưng tại sao vẫn có người đã và đang chọn làm ca đêm?
Một phần do tính chất và đặc thù công việc bắt buộc phải chia ca đêm. Và các nhân viên trong bộ phận cần luân phiên nhau nhận phân công ca đêm theo sự sắp xếp của cấp trên một cách hợp lý và đúng luật. Tức không làm ca đêm liên tục cố định trong tháng.
Số khác đăng ký làm nhiều ca đêm hơn bình thường với mong muốn tăng thu nhập. Bởi lương ca đêm thường cao hơn lương ca ngày.
Còn như bạn chủ tus hay nhiều bạn trẻ khác, chọn làm ca đêm vì muốn tranh thủ làm thêm một công việc khác, hay học thêm một môn, mảng khác để tìm kiếm thêm cơ hội việc làm trong tương lai.
Và dù lý do chọn ca đêm là gì thì rõ ràng, chuyện nên hay không nên làm ca đêm không nhất nhất do nhân viên lựa chọn hay quyết định, trừ khi bạn không thích làm đêm thì viết đơn xin nghỉ việc là xong. Còn lại, nếu làm thì cần luân phiên chia ca để đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi và sinh hoạt để phục hồi sức lao động cũng như duy trì và nâng cao đời sống tinh thần.
Tuy nhiên, chuyện làm ca đêm cố định, trên 22 công 1 tháng thì được khuyên là không nên. Bằng chứng là hàng loạt bình luận CAN bên dưới bài đăng của chủ tus. Vì:
Vậy làm thế nào để giữ gìn sức khỏe khi làm ca đêm?
- Sắp xếp thời gian biểu về sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi 1 ngày/tuần/tháng hợp lý, nhất là sau ca làm việc để đảm bảo cơ thể được thư giãn và phục hồi lại trạng thái lao động tốt nhất
- Ăn uống khoa học, đúng giờ và đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn khuya, ăn vặt và uống nước có cồn, gas, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột…
- Cố găng nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ ngắn nếu được trong giờ nghỉ giữa ca hay lúc rảnh khách
- Tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe dẻo dai, tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Duy trì các mối quan hệ xã hội lành mạnh khi rảnh để nâng cao đời sống tinh thần
- Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát và kịp thời phát hiện bệnh, tham gia điều trị càng sớm càng tốt nếu cần thiết
- Chọn các công việc, nơi làm việc có thể xoay ca hoặc chuyển ca hợp lý. Trường hợp làm ca đêm cố định hay nhiều ngày liên tục thì cần đề nghị được nghỉ bù theo quy định để phục hồi sức khỏe…
Tiền bạc hay cơ hội việc làm tốt hơn là cần thiết, nhưng sức khỏe còn quan trọng hơn rất nhiều. Thế nên, đừng vì những lợi ích nhất thời, ngắn ngủi mà bào mòn cơ thể, để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống về sau. Chưa kể, nếu ốm đau nghiêm trọng, số tiền bạn kiếm được từ lao động quá sức đó chưa chắc đã đủ để chi trả viện phí và chạy chữ thuốc thang.
Ms. Smile
(Tham khảo nguồn từ group Nghề Khách Sạn - Tâm Sự)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên