MỤC LỤC
Nếu như Host là thuật ngữ khá quen thuộc – chỉ các “chủ nhà” là chủ các homestay, villa, khách sạn đã đăng ký tài khoản bán phòng trên Airbnb thì không phải ai cũng biết Co-host là gì? Nếu bạn cũng đang thắc mắc với câu hỏi này, hãy tìm hiểu cùng Hoteljob.vn nhé.
Co-host thực chất là một chức năng mới của Airbnb. Nhờ có co-host mà việc quản lý bán phòng của host trên kênh OTA này sẽ trở nên hiệu quả hơn. Vậy thì Co-host là gì? Co-host làm được gì?...
► Co-host là gì?
Co-host là chương trình/ dịch vụ của Airbnb, cho phép chủ nhà lựa chọn cho mình một “người trợ lý đắc lực” (bên cung cấp các tiện ích hỗ trợ) để quản lý tốt hơn việc kinh doanh trên kênh bán phòng này. Co-host xuất phát là một chức năng của Airbnb nhưng hiện đã được nhiều tài khoản cá nhân phát triển trên các nền tảng OTA khác.
► Co-host làm được gì?
Nếu host nào không thể quản lý xuể việc kinh doanh bán phòng trên Airbnb thì Co-host thực sự là “trợ lý” không thể thiếu – bởi Co-host hỗ trợ:
- Trả lời tin nhắn Guest 24/7 để tăng khả năng nhận được booking.
- Xác nhận việc đặt phòng của khách qua tin nhắn, mô tả đường đi, hướng dẫn hình thức check-in, giới thiệu các tiện ích xung quanh nhà để khách biết.
- Đưa tiễn sân bay.
- Check-in, check-out và hướng dẫn nội quy lưu trú của chủ nhà cho khách.
- Dọn dẹp vệ sinh trước và sau khi khách nhận nhà.
- Trao đổi tin nhắn với khách trong thời gian lưu trú, tạo sự gần gũi, thân thiết.
- Thực hiện các dịch vụ bổ sung: tổ chức tiệc, đặt đồ ăn, setup không gian theo chủ đề, giặt là…
- Tặng quà vào ngày cuối cùng cho mỗi khách hàng.
- Nhận thanh toán hộ…
Những gì Co-host làm được sẽ giúp host nhận được sự hài lòng của khách hàng, thu về review trung thực – tích cực (Ảnh nguồn Internet)
Hiện nay, tại tỉnh/ thành nào của Việt Nam, host cũng sử dụng được dịch vụ co-host của Airbnb.
► 3 Hình thức trả phí cho co-host
Bạn đã biết co-host là gì? Vậy thì “người trợ lý” này sẽ được trả phí như thế nào?
Tùy thuộc vào công việc và trách nhiệm mà co-host đảm nhận, host có thể chi trả phí cho co-host theo 1 trong 3 hình thức sau đây: (tương ứng với khoảng từ 5 – 30% doanh thu của listing)
- Phần trăm từ doanh thu của listing và phí dọn dẹp
- Phần trăm từ doanh thu của listing và không bao gồm phí dọn dẹp
- Chi phí dọn dẹp
► Những điều host cần biết khi cộng tác với co-host
Giữa host – chủ nhà cho thuê và co-host – bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ thực chất làm mối quan hệ “hợp tác làm ăn” cho nên khi quyết định cộng tác với co-host, các chủ nhà cần phải thỏa thuận rõ ràng:
- Có thời hạn dùng thử dịch vụ Co-host không?
- Host hay co-host phụ trách trả lời tin nhắn của khách trên Airbnb? Thời gian phản hồi khách là bao lâu?
- Ai phụ trách giúp khách check-in, check-out?
- Ai phụ trách lên lịch – phụ trách vấn đề dọn dẹp? Phí dọn dẹp có bao gồm tiền hoa hồng không?
- Ai phụ trách viết review cho khách đã lưu trú?
- Các vấn đề của khách sẽ được giải quyết như thế nào?...
Để phối hợp quản lý hiệu quả thì host cần cung cấp những thông tin cần thiết cho co-host: địa chỉ, mật khẩu wifi, nơi đổ rác, nơi đặt để các vật dụng trong nhà…
► 5 Bước thêm co-host quản lý listing trên Airbnb
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản Airbnb, vào Host => chọn Manage Listings
- Bước 2: Chọn Manage listing của listing muốn thêm co-host
- Bước 3: Chọn co-hosts => Invite a friend
- Bước 4: Nhập email của co-host
- Bước 5: Đợi co-host chấp nhận
Co-host được chọn sẽ nhận được email thông báo mời hợp tác. Sau khi co-host đồng ý thì host sẽ nhận được email thông báo và thế là hoàn tất quy trình đăng ký co-host.
Với thông tin được Hoteljob.vn chia sẻ trên đây chắc bạn đã hiểu được bản chất co-host là gì? Nếu bạn là chủ homestay, villa chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ lưu trú thì co-host thực sự là “người trợ lý” không thể thiếu…
Đừng bỏ qua bài viết: Quy trình đăng bán phòng trên Airbnb (Nhận ngay 47$), nhân viên khách sạn cần biết
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên