MỤC LỤC
Sự cải tiến công nghệ đang tạo ra nhiều thay đổi lớn trong ngành dịch vụ F&B. Một trong những tiến bộ nổi bật gần đây được đánh giá như “mô hình kinh doanh cực kì thú vị” đó chính là Cloud Kitchen. Vậy thì Cloud Kitchen là gì?
Cloud Kitchen trở thành tâm điểm của mọi câu chuyện F&B thời gian gần đây
► Cloud Kitchen là gì?
Cloud Kitchen (Bếp trung tâm) là mô hình nhà hàng “ảo” hoạt động không cần mặt bằng kinh doanh như loại hình nhà hàng truyền thống mà chủ yếu dựa vào sự hợp tác với bên thứ ba hay dịch vụ đặt hàng trực tuyến.
► Tìm hiểu cách thức vận hành Cloud Kitchen hiệu quả nhất
- Đặt hàng trong hệ thống Cloud Kitchen
Vì hoạt động đặt hàng được thực hiện thông qua hình thức trực tuyến, cho nên cần phải có hệ thống thanh toán Cloud POS. Các nhà hàng hoạt động theo mô hình này không chỉ cần hệ thống POS quản lý tốt đơn hàng mà còn có thể báo cáo phân tích số liệu.
Gọi đến số điện thoại Hotline cũng là một cách thức đặt hàng khác. Khi thực khách gọi đến Call center, hệ thống sẽ thực hiện việc định tuyến đơn hàng đến đúng nhà hàng online. Nếu có nhiều thương hiệu online cùng vận hành tại một căn bếp thì nhà hàng cần trang bị Cloud POS đủ mạnh để cung cấp thông tin chi tiết số lượng đơn đặt hàng cho mỗi thương hiệu.
Thực tế thì có khá nhiều thương hiệu gặp khó khăn trong việc thống kê lượng đơn đặt hàng vì tích hợp đặt hàng trên các nền tảng trực tuyến khác nhau như: Foody, Grabfood, Goviet… Khi đó, chỉ có hệ thống POS mới có thể hỗ trợ kiểm soát riêng rẽ số lượng đơn hàng.
- Quy trình đặt hàng trong Cloud Kitchen
Về cơ bản thì đơn đặt hàng trong Cloud Kitchen cũng được xử lý giống như nhà hàng truyền thống. Nhưng vì mỗi đơn hàng có thể gồm nhiều món thuộc các thương hiệu khác nhau cho nên điều quan trọng là phải đảm bảo duy trì chất lượng món ăn ổn định. Do đó, nhà hàng ảo cần có đội ngũ đầu bếp “cứng nghề” và linh hoạt trong việc chế biến món ăn của nhiều thương hiệu riêng biệt.
Hiệu quả kinh doanh của mô hình Cloud Kitchen phần lớn nằm ở tay nghề đội ngũ đầu bếp
- Đội ngũ nhân viên Cloud Kitchen
Với Cloud Kitchen, các nhà hàng ảo không cần tuyển bất kỳ nhân viên phục vụ nào nhưng sẽ cần đến lực lượng đầu bếp giỏi. Vì hương vị - chất lượng món ăn chính là sợi dây kết nối duy nhất giữa nhà hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ shipper cũng cần làm tốt vai trò giao hàng vừa nhanh vừa cẩn thận đến cho thực khách.
- Quản lý nguồn cung nguyên vật liệu
Nếu có cách kết hợp nhà cung cấp phù hợp thì các nhà hàng ảo hoàn toàn có thể giảm thiếu đáng kể chi phí nguyên vật liệu và chi phí lao động. Như việc đặt chung một nhà cung cấp với những nguyên liệu cùng nhóm, chọn nhà cung cấp đặc thù cho các nguyên liệu đặc biệt… Việc duy trì ít đầu mối nguồn cung có một cái lợi là giúp nhà hàng hưởng nhiều ưu đãi hơn. Nhưng điều quan trọng khi chọn đối tác là phải quan tâm đến chất lượng và khả năng cung ứng hàng nhanh chóng, kịp thời.
- Quản lý nguyên vật liệu tồn kho
Cách thức để quản lý tồn kho hiệu quả là phân loại theo nguyên vật liệu, phân chia theo tủ hàng. Dựa theo số liệu bán hàng cũ, người quản lý có thể dự đoán lượng nguyên vật liệu cần thiết để tính toán phương án đặt hàng và tích trữ khác nhau.
► Nên làm Marketing cho mô hình Cloud Kitchen như thế nào?
- Tăng tính nhận diện trực tuyến
Khác với mô hình nhà hàng truyền thống, chủ nhà hàng khi làm Marketing cho mô hình Cloud Kitchen cần đầu tư mạnh cho chiến lược thương hiệu. Để tăng tính nhận diện trực tuyến thì thương hiệu online phải xuất hiện trên nền tảng thực khách hay sử dụng. Thông qua mạng xã hội, các nhà hàng cần liên tục cập nhật và tương tác với khách càng nhiều càng tốt để kéo họ về phía mình.
- Kết hợp với bên thứ ba
Việc xuất hiện trên các nền tảng ứng dụng như GrabFood, Foody… là cách thức hữu hiệu để các nhà hàng tăng doanh số và giảm chi phí vận chuyển. Phần đông người dùng của những nền tảng này quan tâm đến hình ảnh món ăn cũng như chất lượng như thế nào nên sẽ hứng thú thử nghiệm các nhà hàng mới. Khi đó, đây sẽ kênh hiệu quả giúp Cloud Kitchen có thêm nhiều khách hàng mới.
Xuất hiện trên nền tảng như Foody giúp nhà hàng ảo có thêm nhiều khách hàng mới
- Hợp tác với thương hiệu được ưa chuộng
Muốn thu hút khách hàng và tăng tính nhận diện, việc cân nhắc hợp tác với thương hiệu được ưa chuộng (không phải là đối thủ trực tiếp) cũng là cách làm hay. Ví dụ nếu bán món tráng miệng, bạn có thể hợp tác với bên kinh doanh cơm trưa văn phòng - đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt: mua 3 phần cơm - tặng 1 phần tráng miệng.
- Gửi tin nhắn SMS và email
Thực tế thì việc thường xuyên gửi tin nhắn về các chương trình ưu đãi đến khách hàng là cách giúp nhà hàng in dấu ấn vào tâm trí khách. Bên cạnh đó, nhà hàng cũng có thể gửi tin nhắn hoặc email đến cho thực khách thông báo về món ăn mới để họ hứng thú gọi món. Khi muốn ăn món gì đó lạ lạ - họ sẽ nhớ ngay đến nhà hàng này vừa giới thiệu có món mới và liên hệ đặt hàng ăn thử.
- Phát tờ rơi giới thiệu
Dù là mô hình nhà hàng online nhưng không có nghĩa là sẽ bỏ qua phương thức Marketing truyền thống. Với nhóm khách hàng trung niên, họ vẫn có xu hướng tiếp cận thông tin thông qua tờ rơi nhận được. Họ có thói quen giữ lại những tờ rơi đó và sẽ gọi điện thoại đến nhà hàng đặt hàng khi cần.
Mô hình Cloud Kitchen ngày càng khẳng định được chỗ đứng trong ngành dịch vụ F&B. Bởi không chỉ hướng đến việc cung cấp đến cho thực khách những món ăn chất lượng nhất mà còn là phương thức kinh doanh giúp giảm thiểu những rủi ro đầu tư. Và hơn hết là tăng phần lợi nhuận cho chủ nhà hàng.
(Theo brandsvietnam.com)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên