MỤC LỤC
Từng hứng chịu bao lời nói dị nghị của hàng xóm, ánh nhìn khinh miệt từ bạn bè vì “ai ai cũng cho rằng nghề chị chọn không có tương lai” - Ấy vậy mà, sau hơn 13 năm theo đuổi đam mê, cô thực tập sinh GRO (Guest Relation Officer) trẻ tuổi Trần Thị Kim Liên ngày nào giờ đã là GM của một khách sạn 5 sao cao cấp thuộc Tập đoàn quy mô nhất nhì Việt Nam...
Chỉ khi làm nhân viên chính thức ở khách sạn 5 sao mới trở thành “thiên thần”
Được biết, nơi đầu tiên chị Liên làm là một khách sạn 5 sao thuộc loại “rất ít” tại thời điểm đó ở Hà Nội. Ngày ấy, muốn được làm nhân viên tại những khách sạn đặc biệt cao cấp như thế khó không khác gì đi thi Đại học với bao tiêu chuẩn thi tuyển rồi phỏng vấn gắt gao. Chưa tính đến kinh nghiệm thực tế hay kỹ năng nghiệp vụ nghề, ứng viên muốn đậu không chỉ cần có ngoại hình cân đối, gương mặt ưa nhìn, giọng nói truyền cảm mà còn phải giỏi ngoại ngữ, cử chỉ nhanh nhạy, thao tác linh hoạt và cực kỳ khéo léo trong giao tiếp, xử lý các tình huống phát sinh khi phục vụ khách hàng.
“Lúc đó, tôi xin làm thực tập sinh tại khối tiền sảnh, bộ phận quan hệ khách hàng. Nhìn thấy các anh chị lễ tân đứng ở quầy làm thủ tục check-in và trao đổi với khách nước ngoài nhoay nhoáy mà ngưỡng mộ lắm, cứ như các thiên thần đang đứng trước mặt mình vậy. Vì thế, trong suốt thời gian thực tập, tôi luôn cố gắng hết sức mình để có cơ hội được nhận làm nhân viên chính thức. Chỉ mong, mình cũng sẽ mang danh “thiên thần” lúc làm nghề.” - chị Liên nhớ lại trong hạnh phúc.
---------------o0 0o---------------
“Xung phong dành việc” để được là “Nhân viên xuất sắc nhất quý”
Để làm việc tốt hơn, với niềm nhiệt huyết và say mê tối đa, chị Liên đã tự tìm một “idol” làm mục tiêu cho mình phấn đấu. Và khi lần đầu tiên được tham dự buổi lễ tổng kết hàng quý của khách sạn, khi thấy các anh chị tiền bối lên nhận giải thưởng nhân viên xuất sắc nhất quý ở các lĩnh vực, chị Liên tự hứa “mình nhất định sẽ được đứng đó và nhận thưởng như họ.” Động lực đó thôi thúc cô thực tập sinh làm việc hết mình, luôn chủ động trong công việc, học việc thực tế bằng cách quan sát các anh chị đi trước, xung phong dành việc, thậm chí dành luôn những việc mà chỉ nhân viên cứng mới được làm.
“Lúc ấy tôi không sợ mình sẽ làm sai nên cứ nhất quyết xin được làm những việc mà mình chưa biết. Sai đâu thì sửa đó. Làm khi nào thạo việc mới thôi. Thậm chí, trong suốt thời gian đó, tôi hiếm khi về nhà ngay sau khi hết giờ làm việc mà cứ nấn ná ở lại xem còn việc gì chưa xong không hoặc chỉ đơn giản là cố nói chuyện thêm với những vị khách đặc biệt...”
Bao nỗ lực dần được nhìn nhận. Mọi cố gắng cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Chỉ trong thời gian ngắn, chị Liên liên tục được nhiều khách hàng khen, “đồng nghiệp” mến. Điều này nhanh chóng đến tai “anh Sếp”. Thế là, anh dần để ý và công nhận những “thành tích” bước đầu của chị. Sau 2 tháng, cô thực tập sinh Trần Thị Kim Liên được nhận làm nhân viên chính thức. “Niềm vui lúc ấy vỡ òa như được đỗ Đại học lần 2”.
---------------o0 0o---------------
Hình tượng “thiên thần” sụp đổ và những góc khuất Nghề lần đầu chạm mắt nhìn
Đúng là “đời không như là mơ” và sự thật trần trụi chỉ được phơi bày khi mình dấn thân và trải nghiệm. Ngay sau ngày được nhận vào làm nhân viên chính thức là một chặng đường dài “sống” cùng Nghề gian nan vô cùng đối với cô nhân viên GRO mới.
“Tôi không bị áp lực bởi công việc vì tôi rất đam mê với nghề và niềm vui của khách là niềm vui của mình. Thế nhưng, cái làm cho tôi sợ hãi đến run sợ chính là một số “tiền bối” mà mình từng coi như thiên thần lúc trước không hòa đồng hay thân thiện như cái vẻ bề ngoài họ từng thể hiện.”
Lý do duy nhất chị Liên cho là thuyết phục là bởi có thể vì khách hàng và sếp hay khen và trong nhiều tháng liền, chị luôn đứng đầu danh sách “Top Upseller” và “Top Best Enroller” nên một số người ghanh tị. Do đó, họ thường xuyên nói xấu chị với đồng nghiệp khác, thậm chí nói xấu cả với sếp.
“Đó là thời điểm khó khăn thật sự. Đi làm nhưng lúc nào tôi cũng trong tinh thần áp lực và buồn rầu. Nhiều khi ấm ức đến nghẹn họng cũng chỉ biết chạy vào trong kho bell mà khóc cho đã. Có những hôm đi làm về khuya, nước mắt lẫn nước mưa rồi cứ thế nấc thành tiếng cho thỏa cơn tủi cực.”
Ngồi trên bàn làm việc, nhìn ra cửa sổ, chị Liên trầm tư bảo rằng khi ấy, có lúc mệt mỏi quá chị đã muốn bỏ việc. Thế nhưng, khi nghĩ đến bố mẹ đã vất vả nuôi mình ăn học đến lúc ra trường, vì thế mà tự nhủ bản thân càng phải mạnh mẽ và cố gắng hơn nữa, phải bỏ ngoài tai những lời nói xấu sau lưng của nhiều người.
Và rồi, với sự quyết tâm bám nghề và nỗ lực học hỏi không ngừng nghỉ, chị Liên đã không ít lần được đề cử và nhận giải thưởng nhân viên xuất sắc (thỏa mơ ước thời “cập kê” vào nghề), được thăng chức 2 lần trong khoảng thời gian ngắn sau đó. Thế nhưng, chị quyết định ra đi để tiếp tục học hỏi và phát triển tại những khách sạn thuộc Tập đoàn lớn khác. Trong đó phải kể đến Starwoods, Accor, IHG và gần nhất là Vingroup, một tập đoàn khách sạn của Việt Nam với vị trí Tổng Quản lý tạo nguồn; sau đó liên tiếp được thăng chức và điều chuyển làm các vị trí cốt cán khác trong “thủ phủ” của Vin. Hiện tại, chị Trần Thị Kim Liên giữ chức GM (General Manager) của Vinpearl Luxury Danang - dòng khách sạn 5*+ cao cấp nhất của Vinpearl. Đây là khách sạn thứ 6 mà chị Liên làm Tổng Quản lý trong Tập đoàn.
“Trước khi quyết định đầu quân cho Vingroup, tôi đã tham khảo qua nhiều người quen làm ở đây, cả một số người đã nghỉ, bởi họ nói Tập đoàn này cực kỳ áp lực, công việc nhiều và kỷ luật cao. Nhưng nhìn lại, vẫn có một số người tôi biết đã phát triển nhanh như thế nào ở đây. Chính vì vậy, bỏ ngoài tai mọi lời khuyên và chê bai, tôi quyết tâm ứng tuyển để thử sức và khẳng định năng lực.”
Cuối năm ngoái, chị Liên vinh dự được ghi nhận là Cán bộ Lao động tiên tiến và được ghi tên trong sách ảnh “50 gương mặt tiêu biểu của Vinpearl” được Tập đoàn phát hành nội bộ.
---------------o0 0o---------------
“Công việc nhàn hạ, dễ dàng thì lấy gì để cố gắng và phát triển?”
Rõ ràng, từ vị trí thực tập sinh và quyết tâm trở thành nhân viên chính thức với bức tranh màu hồng tươi đẹp về Nghề cho đến “kinh” qua nhiều vị trí quản lý khách sạn đáng ngưỡng mộ - trong suốt thời gian đó, chị Liên dĩ nhiên gặp không ít khó khăn và nhiều vật cản, thậm chí “rất ngấm những thách thức mà trước đó nhiều người từng khuyên”. Tuy nhiên, cũng nhờ vậy, người phụ nữ “quyền lực” của hiện tại nhận thấy: “Nếu cứ chọn làm công việc nhàn hạ, dễ dàng thì lấy gì để cố gắng và phát triển? Bởi có con đường nào thành công mà chỉ trải đầy hoa hồng? Nếu không cố gắng, không nỗ lực từng ngày để hoàn thiện mình, không đặt ra mục tiêu cho mình để phấn đấu thì cơ hội và thành công sẽ không tự tìm đến với bạn đâu. Phải nhớ rằng: cơ hội là do mình tạo ra, thành công là do mình cố gắng.”
Cũng theo chị Liên, chỉ có người trong nghề dịch vụ khách sạn mới biết được những cái khó khăn, thách thức cần trải qua thế nào - và cũng chỉ có chúng ta mới hiểu nghề mang lại cơ hội học hỏi, phát triển và thành công nhiều ra sao... “Hy vọng, với một góc câu chuyện nghề được chia sẻ hôm nay sẽ tạo cảm hứng yêu và quyết tâm bám nghề đến các bạn trẻ mới ra trường hay mới bước chân vào nghề dịch vụ - cả các bạn mới làm được vài năm hay đang thấy ngành này vất vả. Đừng từ bỏ đam mê, vì chỉ khi yêu và thực sự quyết tâm, bạn mới đủ nỗ lực, niềm tin để đánh đổi và thành công.”
Nếu bạn muốn gia nhập vào ngôi nhà chung Vingroup, đừng ngần ngại truy cập gian tuyển dụng Vinpearl Hotel & Resort trên Hoteljob.vn, tìm vị trí tuyển phù hợp và nộp hồ sơ ứng tuyển online miễn phí! Cơ hội thành công nằm trong tay bạn.
Từ Người kể chuyện nghề
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên