MỤC LỤC
Ẩm thực chay ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong đời sống ăn uống hiện nay. Các quán ăn, nhà hàng chay mở ra khắp nơi và ngày càng phát triển. Bạn cũng đang dự định mở quán ăn chay? Bạn hoang mang chưa biết cần chuẩn bị những gì? Hãy để Hoteljob.vn giải đáp điều này giúp bạn!
Ảnh nguồn Internet
Hiện nay, thói quen ăn chay không chỉ dành cho các Phật tử, các tín đồ Phật giáo, người ăn chay trường,…mà ẩm thực chay hiện được đông đảo các tầng lớp, kể cả giới trẻ yêu thích và lựa chọn bởi ăn chay rất tốt cho sức khỏe, tốt về tâm linh và rèn cho con người lối sống thanh tịnh, an yên và tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng.
Như vậy, để mở một quán ăn chay, bạn cần chuẩn bị:
1. Tìm hiểu kiến thức về ẩm thực chay và cách chế biến các món ăn chay
Việc trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản nhất về văn hóa ẩm thực, cách chế biến các món ăn chay, các xu hướng hay những trào lưu ăn chay trong nước, khu vực và thế giới,…là vô cùng cần thiết. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc định hình cách trang trí, lên thực đơn, thu hút thực khách, thỏa mãn nhu cầu thực khách,…
Việc cần làm của bạn là tham gia những lớp học dạy nấu ăn chay hoặc học hỏi tại các quán ăn chay nổi tiếng để có thể chế biến những món ăn chay vừa ngon, vừa đẹp mắt, giàu dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, an toàn cho khách hàng.
Huế, Sài Gòn là một trong những vùng phát triển ẩm thực chay ngon nhất cả nước. Học hỏi, tìm hiểu, trao dồi cái hay, cái bổ ích và tự tạo cho mình một nét đặc trưng riêng trong các món chay là cách khẳng định thương hiệu cho quán ăn của bạn.
Tham khảo thêm: Khám phá các món ăn cung đình Huế
2. Chuẩn bị vốn
Vốn là yếu tố không thể thiếu để “hiện thực hóa” dự định mở quán ăn chay của bạn. Dù bạn có dự định mở quán chay tại các khu vực trung tâm thành phố hay những vùng quê thanh bình thì vốn đầu tư ban đầu cũng sẽ bao gồm các khoản chi phí như: tiền thuê mặt bằng (nếu chưa có), chi phí xây dựng hoặc sửa chữa mặt bằng, mua sắm bàn ghế, thuê nhân viên, chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ và trang trí quán,…đừng quên khoản phí dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên khi mới mở nhà hàng nhé (vì lúc này đa số bạn chỉ có chi chứ chưa có thu lại được)
3. Chọn địa điểm mở quán hợp lý
Vị trí là một trong những yếu tố quyết định lớn nhất đến sự thành công trong kinh doanh ăn uống. Đối với quán ăn chay, yếu tố này lại càng quan trọng. Bởi, bản chất của mô hình quán ăn chay là mang nặng yếu tố tâm linh, xem trọng sự thanh tịnh, yên tĩnh, tránh xa những ồn ào, hỗn tạp của chốn “bụi trần”. Do đó, khi lựa chọn địa điểm mở quán, bạn phải lưu ý đáp ứng được yêu cầu này.
Ảnh nguồn Internet
Khi đó, vị trí lý tưởng nhất cho quán ăn chay của bạn là trong những con hẻm nhỏ yên ắng, ít náo nhiệt, gần chùa càng tốt. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo những thuận lợi về đường xá, lối đi thông thóang, có chỗ đậu xe cho khách, an ninh ổn định,…; lưu ý tránh bố trí quán ăn gần các quán nhậu ầm ĩ hay kinh doanh các món mặn
4. Thiết kế không gian, nội thất phù hợp
Không gian thưởng thức trong quán cần chú trọng sự tĩnh lặng với màu sắc thanh đạm, hài hòa, dịu mắt; âm nhạc sử dụng cũng cần nhẹ nhàng, truyền thống, tốt nhất nên mở những bài hát phật giáo hay nhạc không lời,…
Bạn có thể thiết kế theo phong cách Phật giáo với tượng Phật, trà đạo với gánh hoa, tranh hoa sen hay thôn quê tĩnh tâm,…chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi thực khách
5. Tuyển dụng nhân viên kỹ càng
Số lượng nhân viên phụ thuộc vào quy mô và tính chất công việc tại quán ăn chay của bạn. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu mới mở quán ăn, bạn cần tính toán để thuê số nhân viên phù hợp vừa đủ phục vụ cho tình hình hoạt động của quán, sau này có thể thuê nhiều hơn tùy theo lượng khách hàng.
Ảnh nguồn Internet
Việc tuyển chọn nhân viên cho quán ăn chay không giống như những cửa hàng hay quán ăn khác, họ sẽ có những đặc thù riêng biệt về ngoại hình, tác phong,…Bạn nên lựa chọn những người phục vụ thành tâm, thuần tính, tác phong nhẹ nhàng, điềm đạm, lễ phép và đặc biệt, ưu tiên những nhân viên ăn chay thường xuyên. Đồng thời, hạn chế tuyển chọn những nhân viên có vẻ ngoài “hầm hố”, xăm trổ, nhuộm tóc, mang trang sức quá cầu kỳ, ăn to nói lớn, tính tình nóng nảy, không kiểm soát hành vi,…
Đầu bếp là vị trí nhân sự cần đặc biệt quan tâm trong quá trình tuyển chọn. Tuyển những người nấu ăn ngon, có tâm huyết với nghề, hiểu và biết cách chế biến các món ăn chay,…
6. Chọn mua nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu chủ yếu của đồ chay là rau, củ, quả, các loại ngũ cốc,…
Ẩm thực chay đòi hỏi rất cao về chất lượng món ăn. Vì vậy, chọn mua nguyên liệu chế biến là khâu rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe thực khách. Chọn nguồn nhập thực phẩm phải tươi ngon, cách bảo quản đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Lên thực đơn món ăn rõ ràng
Thực đơn có thể là cơm hay theo từng suất ăn, mâm cỗ chay, lẩu chay, buffet chay, cơm chay văn phòng,…với giá cả phù hợp với thành phần món ăn, định lượng món ăn và đối tượng khách hàng phục vụ,…Bạn có thể tham khảo giá thị trường, đánh giá điểm nổi bật các món chay của quán mình để đưa ra mức giá hợp lý.
Ảnh nguồn Internet
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các loại đồ uống, món ăn tráng miệng chay như chè hạt sen, nước ép trái cây,…
8. Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là bước hợp pháp hóa cho quán ăn chay của bạn. Bạn phải hoàn thiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh hộ cá thể và Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm để quán ăn chay của mình có thể bắt đầu hoạt động.
Trên đây là những gì cần chuẩn bị khi mở quán ăn chay mà Hoteljob.vn tổng hợp được. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo và định hình những công việc cần làm để bắt đầu cho một dự án, đam mê, sở thích hay kế hoạch kinh doanh của mình. Hoteljob.vn chúc bạn thành công!
Xem thêm: Công thức tính food cost và phương pháp định giá món ăn trong nhà hàng
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên