Liên quan đến câu chuyện “Dùng tivi trong khách sạn bị thu tiền tác quyền âm nhạc” mà Hoteljob.vn đã phản ánh, đa phần dư luận đều không đồng tình với cách thu phí tác quyền này của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC).
Ảnh nguồn Internet
Mặc dù nhận được nhiếu ý kiến không đồng tình của dư luận nhưng phía VCPMC vẫn bảo vệ quan điểm “thu tiền”. Nhạc sĩ Phó Đức Phương – Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho biết, “âm nhạc là tài sản riêng của tác giả đã được pháp luật công nhận, nếu sử dụng âm nhạc vào mục đích kinh doanh dù gián tiếp hay trực tiếp thì cũng phải trả tiền. Nếu bạn mua tivi, sử dụng dịch vụ của nhà đài thì phí trả đó là tiền liên quan chứ không phải là tiền tác giả. Khi sử dụng với mục đích cá nhân thì chỉ cần trả tiền liên quan nhưng nếu dùng nó để phục vụ khách hàng thì cần phải nộp tiền tác quyền âm nhạc. Đây không phải là phí chồng phí mà là tùy trường hợp khác nhau. Việc thu phí ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện từ nhiều năm nay, ban đầu dư luận cũng thắc mắc nhưng sau đó đều chấp thuận thực hiện.”
Ảnh nguồn Internet
Đây là một câu chuyện không mới nhưng khi vấn đề được khơi ra, sẽ khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi gây tranh cãi: việc thu phí là đúng hay sai, mức phí như thế nào, sự minh bạch trong việc thu phí…
Không chỉ đa phần dư luận không đồng tính, các luật sư có chuyên môn cũng có quan điểm trái ngược với VCPMC. Luật sư Tuyết Dung – Giám đốc điều hành Công ty luật Victory LLC cho rằng: “Những quy định pháp lý về việc hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ hiện nay vẫn chưa cụ thể và không bao quát hết được các trường hợp. Phía VCPMC viện dẫn luật nhưng chỉ áp dụng cho trường hợp có lợi cho quan điểm của họ nên không thuyết phục được chủ thể là các khách sạn.”
Bạn muốn đọc thêm: Lạ đời, phòng khách sạn có tivi bị thu 25.000 đồng/năm … tiền bản quyền bài hát
Tiến sĩ Lê Minh Hùng – Giảng viên trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh cho biết, việc VCPMC thu tiền tác quyền các khách sạn với lý do sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm là không thuyết phục. Các nhà đài là đơn vị sử dụng tác quyền âm nhạc và bán dịch vụ cho người xem. Vì thế mà nhà đài mới là đơn vị thanh toán tiền tác quyền vì đã biểu diễn tác phẩm qua các kênh phát sóng. Và khách lưu trú, nhân viên khách sạn xem các chương trình âm nhạc trên tivi chỉ là những người hưởng thụ thụ động…
Ảnh nguồn Internet
Đồng tình với quan điểm của TS Lê Minh Hùng, luật sư Nguyễn Tri Thắng – GĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đặt ra một câu hỏi ngược: “Làm sao để định lượng có bao nhiêu tác phẩm, bao nhiêu thời lượng… đã được các khách sạn đã sử dụng mà yêu cầu họ trả tiền tác quyền. Mức thu 25.000 đồng/phòng/năm chỉ là một mức thu tượng trưng chứ không hề có cơ sở nào để tính toán cho hợp lý. Dù là thu tượng trưng nhưng nếu thu được của tất cả các khách sạn thì số tiền thu được là không hề nhỏ. Với yêu cầu không có cơ sở rõ ràng của VCPMC thì các khách sạn có quyền từ chối việc nộp phí tác quyền âm nhạc xem qua tivi của VCPMC.”
Cũng tương tự như trường hợp này, mới đây, tại Nhật Bản, nhóm các trường đào tạo âm nhạc tư nhân của nước này đã tiến hành việc thu thập 10.000 chữ ký để kiện ngược lại Hiệp hội bản quyền tác giả (JASRAC) vì bị đòi tiền bản quyền âm nhạc vô lý. Theo đó, việc khởi kiện sẽ được thực hiện vào tháng 7 tới đây.
Ảnh nguồn Internet
Được biết, JASRAC đã yêu cầu các trường đào tạo âm nhạc tư nhân phải nộp phí bản quyền âm nhạc đối với những tác phẩm đã sử dụng để dạy học từ tháng 1 năm nay. Hiện Hiệp hội này đang trình chính phủ dự thảo sửa đổi luật bản quyền để có thể thu 2,5% phí bản quyền hàng năm đối với các trường dạy nhạc tư nhân. Quan điểm của các trường đào tạo âm nhạc thì ngược lại. Họ cho rằng việc thu phí là không phạm luật, bất hợp lý sẽ quyết kiện lên tòa án Tokyo để đòi lại lẽ phải.
Xem thêm: Danh sách các trường, trung tâm đào tạo nghề bếp chuyên nghiệp
Ms.Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên