Giải mã “thành công khủng” của Golden Gate – “Đế chế” sở hữu gần 200 nhà hàng tại Việt Nam

Chỉ với 8 nhà hàng lẩu nấm ban đầu, giờ đây Golden Gate đang sở hữu trong tay gần 200 nhà hàng trên khắp cả nước với 20 thương hiệu. Năm 2016, chuỗi nhà hàng của Golden Gate đã phục vụ cho 4 triệu lượt khách cùng mức doanh thu ghi nhận hơn 2.600 tỷ đồng. Vậy điều gì làm nên “thành công khủng” của “đế chế” này, hãy đi tìm câu trả lời cùng Hoteljob.vn.

Giải mã “thành công khủng” của Golden Gate – “Đế chế” sở hữu gần 200 nhà hàng tại Việt Nam

Sự phát triển về số lượng thương hiệu của Golden Gate Group (Ảnh nguồn Internet)

Sau hơn 10 năm hoạt động, Golden Gate Group hiện đang sở hữu 20 thương hiệu chuỗi nhà hàng nổi tiếng như: lẩu băng chuyền Kichi – Kichi, nhà hàng bia Vuvuzela, nhà hàng lẩu nấm Ashima, nhà hàng Buffet Nhật iSushi, nhà hàng Mỹ Cowboy Jack’s… với 190 nhà hàng có mặt trên khắp cả nước.

Tổng kết tình hình kinh doanh năm 2016, Golden Gate ghi nhận mức doanh thu hơn 2.600 tỷ đồng, cao gấp 10 lần so với thời kỳ 2010 – 2011. Đặc biệt là trong vòng 3 năm trở lại đây, doanh thu luôn tăng trưởng ở mức 40 – 50% so với năm trước đó. Bên cạnh đó, số lượng thực khách được phục vụ đã cán mốc 4 triệu lượt, có quy mô tài sản gần 1.200 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ là 62,8 tỷ đồng.

Giải mã “thành công khủng” của Golden Gate – “Đế chế” sở hữu gần 200 nhà hàng tại Việt Nam

Ảnh nguồn Internet

Giải mã “thành công khủng” của Golden Gate – “Đế chế” sở hữu gần 200 nhà hàng tại Việt Nam

Sự tăng trưởng về số lượng khách hàng (Ảnh nguồn Internet)

Vậy “thành công khủng” mà Golden Gate có được hôm nay là nhờ vào đâu?

Năm 2005, Golden Gate ra đời và đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình chuỗi nhà hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2008, Golden Gate mới thực sự bật lên khi nhận được số vốn đầu tư 2,6 triệu USD từ Mekong Capital. Chính quỹ đầu tư này đã hỗ trợ mời cựu CEO chuỗi nhà hàng KFC tại khu vực châu Á về làm cố vấn cho Golden Gate. Nhờ đó, hoạt động của chuỗi cung ứng được củng cố, giảm một nguồn chi phí đáng kể cho nguyên liệu đầu vào.

Chad Ovel – TGĐ Mekong Capital cho biết: “Chìa khóa giúp Golden Gate thành công chính là nhờ vào việc tiếp cận với những người có kinh nghiệm trên thế giới. Chúng tôi đã tạo cơ hội, điều kiện để những nhà quản lý của Golden Gate đi khắp nơi, được gặp gỡ, tiếp xúc với những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nhà hàng, từ đó giúp họ mở ta những định hướng hoàn toàn mới để phát triển việc kinh doanh của công ty.”

Bạn muốn xem thêm: Ai nắm cổ phần chuỗi nhà hàng lẩu nướng, bia tươi với doanh thu nghìn tỷ?

Giải mã “thành công khủng” của Golden Gate – “Đế chế” sở hữu gần 200 nhà hàng tại Việt Nam

Ảnh nguồn Internet

Với sự hỗ trợ từ Mekong Capital, Golden Gate dần hình thành một quy trình tạo ra những mô hình nhà hàng vô cùng bài bản và chuyên nghiệp. Theo đó, trước khi cho ra đời một thương hiệu mới, công ty này tiến hành nghiên cứu thị trường bằng 2 phương pháp là chính thống và không chính thống.

Với phương pháp chính thống, bộ phận chuyên trách của Golden Gate sẽ tiến hành nghiên cứu và ước lượng dung lượng thị trường. Quan sát, cảm nhận về món ăn, không gian bày trí, cách thức phục vụ… chính là những cách thức nghiên cứu không chính thống. Sau đó, đội R&D sẽ thực hiện việc nghiên cứu các mô hình mới, tiềm kiếm nguồn nhân lực thực hiện. Khi mô hình được thông qua, ban điều hành, các CEO và các bộ phận liên quan sẽ thảo luận cụ thể về kế hoạch thực hiện cụ thể.

Giải mã “thành công khủng” của Golden Gate – “Đế chế” sở hữu gần 200 nhà hàng tại Việt Nam

Thương hiệu nhà hàng bia Vuvuzela (Ảnh nguồn Internet)

Hiện những thương hiệu đang mang lại nhiều doanh thu nhất cho Golden Gate là Vuvuzela, Gogi House, Sumo BBQ, Kichi Kichi, Ashima với khoảng 60% doanh thu. Chỉ riêng với cái tên Vuvuzela đã có 15 nhà hàng “đóng đô” tại 6 tỉnh là Hà Nội, TP.HCM, Vinh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Đồng Nai. Các nhà hàng mang thương hiệu Vuvuzela luôn tọa lạc tại những vị trí rất bắt mắt, diện tích rộng với lực lượng nhân sự hùng hậu.

Những thương hiệu được Golden Gate tạo ra “sống được” và “sống tốt” với thị trường là nhờ vào việc theo đuổi cả hai chiến lược: tạo trào lưu mới (ngắn hạn) và xây dựng hệ thống bền vững (dài hạn). Như với Kichi – Kichi, khi mới ra đời, chuỗi nhà hàng này thu hút thực khách bằng những yếu tố mới lạ nhưng giờ đây, yếu tố giúp thương hiệu lẩu băng chuyền giữ chân khách hàng là chất lượng món ăn, thái độ phục vụ và chiến lược Marketing.

Giải mã “thành công khủng” của Golden Gate – “Đế chế” sở hữu gần 200 nhà hàng tại Việt Nam

Thương hiệu lẩu băng chuyền Kichi – Kichi (Ảnh nguồn Internet)

Theo đánh giá của các chuyên gia F&B, với những thương hiệu có uy tín khi kinh doanh trong các trung tâm thương mại sẽ vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định. Xác định yếu tố mặt bằng tốt là tiêu chí mang lại thành công cho nhà hàng chuỗi, các thương hiệu nhà hàng của Golden Gate hiện đang hướng đến mục tiêu hiện diện trong các trung tâm thương mại để ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở nhà hàng và kinh doanh nhà hàng

Ms.Smile

Tags:
Giải mã “thành công khủng” của Golden Gate – “Đế chế” sở hữu gần 200 nhà hàng tại Việt Nam
4.3 (063 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN