Bỏ ngay Top 6 thói quen xấu này nếu muốn thăng tiến trong nghề Bếp!

Bạn sẽ đồng ý với tôi rằng những thói quen trong công việc đứng bếp được liệt kê trong bài viết này là XẤU và phải được bài xích trong không gian bếp chuyên nghiệp, với đầu bếp chuyên nghiệp.

Đó là:

+ Nếm ẩu

Nếm mọi thứ mình nấu trước khi cho ra đĩa và mang đi phục vụ khách là dĩ nhiên rồi. Ở nhà mình nấu mình ăn mà vẫn hầu như ai cũng làm qua nữa là. Thế nhưng, vấn đề là nếm thế nào mới đúng.

Trong bếp ăn chuyên nghiệp, các chef sẽ nếm bằng muỗng hoặc chén, tuyệt đối không nếm bằng tay, cũng không phải bằng vá đang nấu.

Sự thật là dù cho có 5s đi rửa tay 1 lần thì tay bạn vẫn rất dơ, vì vậy không bao giờ được thọc vô đồ ăn nhé, mất vệ sinh lắm.

Khi chọn nếm bằng muỗng thì dùng muỗng riêng cho mỗi lần nếm, cho vô miệng rồi thì phải rửa luôn hoặc đổi cái khác nếu có nếm lại. Nhớ cho là không được nếm bằng muỗng hay vá đang dùng để khuấy/nấu, cho vào miệng xong lại nhúng lại vô đồ ăn mà nấu tiếp. Đây là một hành động cực kỳ mất vệ sinh nhưng lại rất nhiều người làm.

+ Để lại mọi thứ như bãi chiến trường

Trước khi đầu bếp đi đâu ra khỏi một vị trí đang đảm nhận, đồ đạc mình bày ra phải được dọn đi hết, dao tại đó phải được rửa, mặt thớt tại đó phải được tráng sạch, mặt bàn tại đó phải được lau khô… Không có chuyện nấu xong là xách mông bỏ đi, có phụ bếp nó làm. Chừng nào mà mâm thau còn la liệt, dao còn dính vụn hành tỏi, thớt còn loang xanh đỏ, bàn còn vương vãi ớt sả thì chừng đó việc của bạn vẫn chưa xong, đề nghị ở lại làm nốt. Các chef thành danh rèn việc này thành phản xạ tự nhiên, là việc đương nhiên phải làm như đi vệ sinh xong phải xả nước vậy.

bỏ ngay top 6 thói quen xấu này nếu muốn thăng tiến trong nghề bếp
Làm đến đâu, dọn sạch đến đó

+ Không chú ý tiểu tiết

Đôi khi những chi tiết nhỏ mới là thứ tạo nên sự khác biệt. Làm bếp cần đặc biệt chú ý đến tiểu tiết. Trong mọi việc, phải cố gắng làm sao để chính xác nhất chứ không có chuyện “chút xíu thôi chẳng sao”, “không ai phát hiện ra đâu”… Cứ đảm bảo chính xác gần như tuyệt đối cả về khối lượng, nhiệt độ, thời gian, quy trình chế biến… thì món ăn đạt chất lượng càng cao, khả năng bị khách chê càng thấp.

+ Hấp tấp, vội vàng

Đã có lần nào vì bị khách dí ghê quá mà bạn hấp tấp ra món đến bản thân mình còn không mấy hài lòng về vị hay cách bày trí. Tệ hơn có người biết chắc khách sẽ không ưng cái bụng khi ăn nhưng cũng đẩy đi vì không kịp làm lại nữa… Thật ra ai làm bếp cũng ít nhiều trải qua chuyện này. Thế nhưng, cái xấu, cái tệ chính là nhiều người sau mỗi lần bị vậy thì thay vì rút kinh nghiệm và suy tính sao để lần sau không thế nữa, bạn lại kệ, tặc lưỡi dăm ba lần vậy cũng không đến nỗi mất việc. Vậy là nó nghiễm nhiên vẫn xảy đến khi có vấn đề tương tự, chẳng có sự thay đổi tích cực nào cả. Rõ ràng bạn biết nó sai, sao vẫn làm?

+ Kém tập trung

Tập trung là một trong những đức tính tốt giúp người đầu bếp hoàn thành xuất sắc công việc. Hãy luôn kiểm soát được mình đang có gì, đồ nấu mình còn bao nhiêu, chúng còn dùng được không…

Thừa một chút luôn tốt hơn là thiếu nếu không muốn giữa buổi đang làm mà hết đồ và cả gian bếp phải cuống lên nháo nhào.

Tệ hơn là quá cẩu thả trong khâu chuẩn bị và kiểm tra chất lượng, cứ mở tủ ra nhìn qua rồi đóng lại, xong khách gọi tới món đó lôi ra thì tá hỏa hư rồi. Tập trung lên, mở từng thứ ra, ngửi thật kỹ, thậm chí bỏ vào miệng ăn thử để check cho đúng.

+ Lãng phí

Kẻ làm thuê nào cũng chả mấy xót tài nguyên doanh nghiệp, bởi có xài hao cỡ nào thì lương nhận mỗi tháng vẫn vậy. Rồi rau củ quả cắt sao ra hình yêu cầu là được, bỏ đi bao nhiêu không tiếc, đồ trong tủ mặc vậy, bao giờ hư thì vứt, sơ chế lãng phí nước vô cùng… Đi làm mà cứ ôm suy nghĩ hư thì vứt, hết thì đặt mới mà không tìm phương án xử lý hay bảo quản đúng cách để tiết kiệm hơn. Yên tâm, cứ giữ cái cách làm việc này mà tiếp tục làm thuê đi, mà làm thuê cấp thấp chứ cấp cao là doanh nghiệp yêu cầu tính tiết kiệm rồi.

bỏ ngay top 6 thói quen xấu này nếu muốn thăng tiến trong nghề bếp
Người lãng phí thường không được đánh giá cao

Có thể nó sẽ quá đổi bình thường nếu nấu ăn ở nhà, còn khi đã đi làm bếp chuyên nghiệp thì các chef không nên thế này nhé. Cần thừa nhận rằng, luôn có những sự khác biệt nhất định giữa người nửa vời với người chuyên.

Nhiều chef cấp cao còn nhìn vào những điều nhỏ nhỏ thường gặp mỗi ngày trong công việc để đánh giá xếp loại một nhân viên tốt hay nửa vời. Thông qua: cách nếm, mức độ vệ sinh khi làm việc, cách cắt rau củ, cách xử lý khi bị dí món, cách để ý những chi tiết nhỏ khi cấp trên đề cập, cách kiểm tra chất lượng đồ đạc… là nhìn ra được hết bản chất của một người trong công việc. Nhiều thì đôi ba tuần, lâu thì 1-2 tháng, thời gian này cũng trùng khớp với thời gian thử việc của các bạn đấy.

Ms. Smile

(Tham khảo từ Bếp Đơn)

Tags: Tips
Bỏ ngay Top 6 thói quen xấu này nếu muốn thăng tiến trong nghề Bếp!
4.0 (080 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN