ARR là gì? Nhận biết sự khác biệt giữa hai chỉ số ARR và ADR 

ARR cũng là một trong những chỉ số thường được nhắc đến nhiều trong kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ ARR là gì? Và đặc biệt thường có sự nhầm lẫn giữa hai chỉ số ARR và ADR. Bài viết sau đây Hoteljob.vn sẽ giải quyết những vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!

ARR là gì? Nhận biết sự khác biệt giữa hai chỉ số ARR và ADR 


ARR là gì?

ARR (Average room rate) là mức giá trung bình mà khách sạn tính phí để ở trong một phòng trong một khoảng thời gian nhất định, theo tuần hoặc theo tháng. Nó được tính bằng cách chia tổng doanh thu trong khoảng thời gian đó cho tổng số phòng cho thuê.

Công thức tính ARR và ví dụ 

Để tính Giá phòng trung bình (ARR), chúng ta có thể sử dụng công thức:

ARR là gì?

Trong đó Doanh thu phòng là tổng doanh thu phòng và Phòng đã bán là số phòng đã được sử dụng và thanh toán. Cả hai đều được đo trong khoảng thời gian tính ARR.

Ví dụ 1 Giá phòng trung bình trong khoảng thời gian 30 ngày

Nếu khách sạn có 100 phòng và trong một tháng đã bán 80 phòng với tổng doanh thu là 500 triệu đồng, thì ARR của khách sạn đó sẽ là 6.250.000 đồng:

ARR=  500.000.000 / 80 = 6.250.000

Ví dụ 2: Giá phòng trung bình trong một tuần

Khách sạn có 10 phòng đã được sử dụng và thanh toán trong tuần đó. Doanh thu phòng của bạn trong một tuần là 15 triệu đồng. Vậy ARR của khách sạn trong tuần đó sẽ là: 1.500.000 đồng.

ARR = 15.000.000/10 = 1.500.000

Vai trò quan trọng của ARR đối với khách sạn

ARR là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn và hỗ trợ quyết định về giá cả và chiến lược bán hàng.

Với chỉ số này, khách sạn có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của chiến lược giá cả và lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai. Việc xác định ARR theo tuần hay theo tháng giúp người quản lý khách sạn xác định doanh thu theo từng thời điểm từ đó có những chiến lược phù hợp về giá cả trong những tháng tiếp theo. Hoặc chính những chỉ số đó sẽ là cơ sở cho khách sạn xác định thời điểm cần phát triển chiến lược trong những năm sau.

ARR là gì? Nhận biết sự khác biệt giữa hai chỉ số ARR và ADR 


Ngoài ra, ARR còn có thể giúp khách sạn điều chỉnh giá thành để thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Nếu ARR quá thấp, khách sạn có thể tăng giá để tăng doanh thu. Tuy nhiên, ARR cao không có nghĩa là khách sạn đang hoạt động tốt. Nếu ARR quá cao, khách sạn có thể mất khách hàng do giá cả quá đắt đỏ.

Trong trường hơp ARR quá cao, khách sạn có thể giảm bằng cách:

- Đưa ra các ưu đãi, giảm giá phòng một cách hiệu quả để thu hút khách hàng.

-  Bạn có thể tăng khả năng sử dụng phòng bằng cách tăng số ngày lưu trú tối thiểu hoặc bằng cách cung cấp các gói nghỉ dưỡng hoặc các ưu đãi khác. Cải thiện chất lượng dịch vụ của khách sạn cũng là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng và giữ chân họ trở lại. Điều này có thể giúp tăng doanh số mà giá vẫn giữ nguyên.

Mặt khác, bạn có thể tăng ARR cho khách sạn bằng cách:

- Tăng giá phòng, cải tiến trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ dần dần cho đến khi bạn tìm thấy mức giá phù hợp cho khách sạn của mình mà vẫn giữ chân khách hàng.

- Tăng số lượng đặt phòng trực tuyến: Đặt phòng trực tuyến là công cụ quan trọng để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng và giảm chi phí đặt phòng.

Sự khác biệt giữa ARR và ADR

Nhiều người thường nhầm lẫn 2 chỉ số này với nhau. Tuy nhiên có thể thấy sự khác biệt chính giữa ARR và ADR  là trong phạm vi thời gian của chúng. ARR được tính bằng số 

lượng phòng được bán trong một khoảng thời gian nhất định thương là theo tuần hay theo tháng, trong khi ADR được tính bằng doanh thu số phòng bán được chỉ trong một ngày.

Hai giá trị này đều rất cần thiết cho ngành khách sạn; ADR là cơ sở hữu ích cho các quản lý vi mô về giá của khách sạn bạn với đối thủ cạnh tranh và giúp nhà quản lý tìm ra chiến lược nhanh chóng đối với giá của khách sạn theo từng ngày. Trong khi đó ARR cho phép bạn nhìn vào bức tranh lớn hơn, theo dõi các thay đổi trong khoảng thời gian dài hơn, điều này rất có lợi khi phân tích các xu hướng lớn hơn trong ngành khách sạn, chẳng hạn như đỉnh và đáy theo mùa.

Như vậy qua định nghĩa và công thức có thể thấy ARR về bản chất gần giống với ADR, chỉ khác duy nhất về phạm vi thời gian. Vì vậy, chúng cũng sẽ đóng vai trò quan trọng tương đương nhau. Việc cần làm của những nhà kinh doanh khách sạn là nắm bắt và sử dụng các chỉ số này đúng mục đích, nhu cầu, để mang lại những hiệu suất tối ưu nhất.

Công suất phòng có phải là số liệu bắt buộc để tập trung vào tối đa hóa doanh thu cho khách sạn? 

Ms. Smile

Tags:
ARR là gì? Nhận biết sự khác biệt giữa hai chỉ số ARR và ADR 
4.6 (016 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN