MỤC LỤC
- Bí quyết quản lý bếp nhà hàng mùa cao điểm
- 1. Chuyên môn hóa nhiệm vụ cho nhân sự thông minh, tối ưu
- 2. Đầu tư chất lượng hệ thống máy móc, trang thiết bị tiện nghi, hiện đại
- 3. Thiết kế, xây dựng không gian bếp tối ưu hoạt động
- 4. Quản lý công đoạn bếp nhà hàng thông minh
- 5. Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê hàng tồn kho
- 6. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn nâng cao trình độ tay nghề
Được ví như linh hồn của bất kỳ nhà hàng nào, khu vực bếp luôn cần phải được đầu tư, chú trọng xây dựng, thiết kế trang thiết bị, cách vận hành, nguyên liệu chế biến... Nếu không gian sang trọng, quy trình phục vụ tốt,... mà món ăn không đáp ứng yêu cầu của thực khách sẽ khiến cho việc kinh doanh ngày càng sa sút, thê thảm, thậm chí ngay cả trong mùa cao điểm. Vì thế, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Hoteljob.vn để tham khảo bí quyết quản lý bếp nhà hàng mùa cao điểm tốt hơn nhé.
Là thành viên của nhà hàng, ở bất kỳ vị trí nào cũng cần phải nắm rõ những quy tắc, cách vận hành trong khu vực bếp nhà hàng. Từ đó, đưa ra kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nguyên vật liệu, hệ thống trang thiết bị, nhân sự,... nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, gia tăng năng suất, lợi nhuận cho nhà hàng tốt hơn.
Bí quyết quản lý bếp nhà hàng mùa cao điểm
Dưới đây cách quản lý bếp nhà hàng mùa cao điểm giúp gia tăng doanh thu, lợi nhuận mà vẫn đảm bảo chất lượng món ăn, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, mời bạn cùng tham khảo:
1. Chuyên môn hóa nhiệm vụ cho nhân sự thông minh, tối ưu
Nếu bạn đã đọc 3 tips để quản lý nhân viên hiệu quả dành cho bếp trưởng, sẽ nhận thấy việc phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng một cách chuyên môn hóa sẽ góp phần tối ưu hoạt động của khu vực bếp. Quản lý bếp nên tìm hiểu ưu, nhược điểm của từng người để sắp xếp nhiệm vụ, công việc đúng người, đúng việc giúp nhà bếp vận hành suôn sẻ, đạt hiệu quả năng suất cao.
Dẫu quy mô nhà hàng lớn hay nhỏ thì cách chuyên môn hóa từng vị trí luôn là giải pháp hữu hiệu, gia tăng hiệu suất cho khu vực nhà bếp. Mỗi người sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ riêng, với kinh nghiệm lâu năm, phụ trách từng công đoạn khác nhau như nước sốt, thịt cá, rau củ quả, món nướng, quay,... Tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng mà quản lý, bếp trưởng, bếp phó sẽ đưa ra sự phân công hợp lý, chuẩn hóa cho từng người. Điều này cũng giúp lãnh đạo biết được sai sót ở đâu, dễ dàng đưa ra hướng giải quyết, cải thiện chất lượng món ăn tốt hơn. Hơn nữa, cách này còn tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu chế biến, hạn chế tối đa sự sai sót phát sinh.
2. Đầu tư chất lượng hệ thống máy móc, trang thiết bị tiện nghi, hiện đại
Không ít nhà hàng mới kinh doanh thường lựa chọn thiết bị chế biến món ăn rẻ, chất lượng tương đối, nhưng điều này lại khiến việc nấu nướng tốn nhiều thời gian, làm thực khách phải chờ đợi lâu hơn. Một số loại máy móc chất lượng kém, sẽ không mang lại thành phẩm tốt, buộc nhân viên nhà bếp phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Máy hoạt động nhiều giờ, tuổi thọ suy giảm, chủ nhà hàng đành phải thay mới thiết bị.
Vì thế, việc đầu tư chất lượng hệ thống máy móc, thiết bị chế biến món ăn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Điểm danh 5 bộ thiết bị bếp nhà hàng không thể thiếu phải kể đến như: Thiết bị sơ chế, nấu nướng, bảo quản thực phẩm, làm sạch công nghiệp, bếp bằng inox,... Ngoài ra, chủ nhà hàng cũng nên quan tâm đến các vấn đề như hiệu suất làm việc, diện tích, có dễ dàng vệ sinh không,...
3. Thiết kế, xây dựng không gian bếp tối ưu hoạt động
Khu vực bếp nhà hàng thường sẽ có nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên cần phải được thiết kế xây dựng một cách thông minh, tối ưu hóa, góp phần giúp quá trình phục vụ món ăn nhanh chóng hơn. Tìm hiểu cách bố trí bếp nhà hàng và một số cách bố trí bếp nhà hàng thông dụng đóng vai trò quan trọng, giúp các đầu bếp thực hiện công việc đơn giản, dễ dàng, tiết kiệm thời gian. Các khu vực của bếp nhà hàng cụ thể như sau: Khu vực lưu trữ thực phẩm, sơ chế, gia công, bếp nấu, trình bày thức ăn, ra đồ, rửa bát và diệt khuẩn. Các cách bố trí bếp nhà hàng thông dụng như sau: Kiểu ốc đảo, phân khu, dây chuyền sản xuất,...
4. Quản lý công đoạn bếp nhà hàng thông minh
Từng công đoạn của khu vực bếp nhà hàng nên được quản lý một cách thông minh, chặt chẽ, khoa học, rõ ràng từ việc nhập nguyên vật liệu, bảo quản thực phẩm đến khi chế biến, ra món. Chủ nhà hàng nên nắm rõ sơ đồ quy trình chế biến và bảo quản thức ăn trong bộ phận bếp để sắp xếp, phân bổ nhiệm vụ cho từng nhân viên một cách tốt hơn, giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh.
5. Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê hàng tồn kho
Nguyên vật liệu, hàng tồn kho nên được kiểm tra theo định kỳ hàng tuần, tháng, năm hoặc tùy theo thời gian cụ thể, nhằm hạn chế tối đa tình trạng hao hụt hoặc bổ sung kịp thời trong những thời điểm nhà hàng đông khách. Đặc biệt, tốt nhất nhân sự bếp nên sử dụng các phần mềm, công cụ để thống kê nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian, dễ dàng hệ thống hóa nguyên vật liệu tốt hơn.
6. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn nâng cao trình độ tay nghề
Thường xuyên trao đổi, nâng cao tay nghề và hướng dẫn nhân viên trong quá trình làm bếp sẽ góp phần thúc đẩy hiệu suất làm việc cho khu vực bếp của nhà hàng tốt hơn, nhất là giai đoạn cao điểm. Ngoài ra, nhà hàng nên tổ chức các buổi đào tạo, cung cấp kiến thức, kỹ năng mới cho các đầu bếp, tối ưu hóa công việc, rèn luyện khả năng xử lý tình huống phát sinh nhanh chóng nhất.
Như vậy, với những bí quyết giúp quản lý khu vực bếp nhà hàng trong mùa cao điểm một cách tốt nhất này sẽ giúp nhân sự tối ưu hóa công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp hữu hiệu.
Ms. Smile (Tổng hợp)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên