MỤC LỤC
Bạn tìm việc đầu bếp và bắt đầu sự nghiệp đứng bếp từ trước đó 2 năm nhưng mãi không lên được vị trí Phó ca hay Trưởng ca. Bạn hoang mang chưa xác định được lý do vì sao mình mãi giậm chân tại chỗ trong nghề? Tham khảo ngay 5 tác nhân được Hoteljob.vn chia sẻ dưới đây để xem, bạn “sở hữu” bao nhiêu rào cản khiến mình khó thăng tiến
Lộ trình thăng tiến trong nghề đầu bếp diễn ra như thế nào?
Trước khi tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiến bạn mãi giậm chân tại chỗ trong nghề, bạn phải xác định được mình đang đứng tại đâu và vị trí gần nhất mình có thể “leo” lên là gì? Theo sự thăng tiến từng cấp bậc, ứng viên nghề bếp sẽ bắt đầu với vị trí thấp nhất là phụ bếp và có thể phát triển sự nghiệp lên vị trí cao nhất trong nghề là Bếp trưởng (điều hành) hoặc Giám đốc khối Dịch vụ Ẩm thực với mức lương và chế độ đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn. Con đường thăng tiến sẽ diễn ra cụ thể như sau:
Việc không hoặc chậm thăng tiến lên những vị trí cao hơn không chỉ thể hiện đúng thực tế năng lực và trình độ tay nghề chưa cao của từng đầu bếp; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập và những chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc theo quy định tại từng bộ phận bếp trong nhà hàng.
Nguyên nhân nào cản trở con đường thăng tiến của bạn trong nghề bếp?
- Không lựa chọn môi trường làm việc phù hợp
Lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với năng lực, tính cách và mong muốn phát triển của bản thân có ý nghĩa quan trọng giúp bạn nhanh chóng làm quen và hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp – hào hứng trong việc học hỏi và rèn luyện kỹ năng, kiến thức – áp dụng đúng những gì đã được học vào thực tế công việc, đồng thời nuôi dưỡng khao khát vươn lên những vị trí tốt hơn. Bạn sẽ chẳng có động lực phấn đấu nếu hàng ngày chỉ quanh quẩn trong một gian bếp bé tí tẹo với vài ba nhân viên đứng bếp, vài cái chảo nhỏ cùng những món ăn đơn giản ở nhà hàng bình dân – Hoặc bạn cũng sẽ không thể áp dụng các kỹ thuật và công thức nấu món Âu cho một nhà hàng chuyên món Á… Hãy xác định khả năng và nhu cầu của bản thân trước khi tìm kiếm môi trường làm việc lâu dài cho mình - nơi mà bạn được thỏa sức sáng tạo và thể hiện tài năng nấu nướng trong hiện tại hoặc tương lai.
- Không cập nhật kỹ thuật chế biến món ăn mới
Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn cứ mãi “mắc cạn” trên lộ trình thăng tiến trong nghề bếp. Xu hướng ẩm thực thay đổi từng ngày, nhu cầu thưởng thức của thực khách cũng càng ngày càng cao, họ không chỉ muốn ăn món ăn ngon với giá cả xứng đáng, mà còn thích ngắm nhìn món ăn đẹp, thậm chí thích chiêm ngưỡng trực tiếp màn trình diễn của các siêu đầu bếp. Việc học hỏi, cập nhật và rèn luyện các kỹ thuật chế biến món ăn mới giúp đầu bếp mở rộng khả năng sáng tạo của mình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực khách, từ đó, mang đến những món ăn làm hài lòng khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận; và dĩ nhiên, bạn sẽ được đánh giá cao năng lực và có tên trong danh sách nâng bậc - khen thưởng cuối tháng/ quý/ năm.
- Không sáng tạo, đổi mới menu
Lập và làm mới menu nhà hàng là nhiệm vụ của Bếp trưởng. Tuy nhiên, nếu bạn đang giữ vị trí bếp chính hoặc bếp phó, những món ăn mà bạn sáng tạo nên được đưa vào “thử nghiệm” phục vụ khách và được đánh giá cao, bạn hoàn toàn có khả năng lọt vào “mắt xanh” của các nhà quản lý. Lẽ dĩ nhiên, món ăn đó sẽ nằm chễnh chệ trong menu cho những lần order tới và nó cũng là sản phẩm giúp khẳng định năng lực tay nghề của bạn xứng đáng với sự đề bạt thăng tiến trong thời gian tới.
- Không thành thạo các kỹ năng mềm thiết yếu
Bao gồm: kỹ thuật cắt tỉa trang trí món ăn, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng ngoại ngữ, xây dựng và định lượng khẩu phần dinh dưỡng, tính food cost, kiểm soát chi phí… Nếu không biết học hỏi, bổ sung kiến thức để phát triển sự nghiệp thì bạn chắc chắn sẽ bị bỏ lại trên con đường đi đến thành công trong nghề.
- Không lắng nghe góp ý từ người khác
Không một ai là hoàn hảo trên tất cả các phương diện. Đầu bếp dù chuyên nghiệp và có trình độ, tay nghề cao đến đâu cũng sẽ ít nhất một lần gặp sự cố với món ăn của mình. Khi món ăn của bạn bị người khác chê không ngon hay cách quản lý/ cách làm việc của bạn bị đồng nghiệp/ cấp dưới không đồng tình, hãy lắng nghe góp ý của họ, tiếp thu và sàng lọc ý đúng để sửa đổi, hoàn thiện bản thân. Mọi sự góp ý đều giúp bạn phát triển tốt hơn mỗi ngày, giúp nhìn nhận năng lực thực tế của bản thân, thay đổi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và sẵn sàng cho những vị trí mới.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hoteljob.vn sẽ phần nào giúp bạn xác định được nguyên nhân khiến mình mãi vẫn chưa thể thăng tiến lên vị trí cao hơn trong nghề bếp; nhìn nhận năng lực bản thân để khắc phục yếu điểm nếu có. Chúc bạn luôn cống hiến hết mình với nghề và ngày càng vươn xa hơn trên lộ trình nâng bậc!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên