MỤC LỤC
Trở thành Bếp trưởng Nhà hàng – Khách sạn là mơ ước và mục tiêu nghề nghiệp chung của hầu hết ứng viên và nhân sự trong bộ phận Bếp. Tuy nhiên, để vươn tới vị trí này, người đầu bếp cần trang bị đầy đủ các kỹ năng cần có của một Bếp trưởng. Vậy bạn có biết những kỹ năng đó là gì? Nếu chưa, hãy cùng Hoteljob.vn tìm hiểu điều này…
Bạn đã biết những kỹ năng cần có của một Bếp trưởng Nhà hàng - Khách sạn là gì?
5 kỹ năng thiết yếu làm nên một Bếp trưởng Nhà hàng – Khách sạn
- Kỹ năng quản lý chi phí
Đây là kỹ năng đầu tiên và tiên quyết mà một Bếp trưởng Nhà hàng - Khách sạn cần có. Chỉ khi bạn nắm bắt được tình hình chi phí hoạt động hiện tại của bộ phận thì mới có thể tính toán để kiểm soát và cân bằng các khoản chi phí mua nguyên vật liệu, quản lý đơn hàng, lên giá thành món ăn đảm bảo tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu hiện có trong chế biến, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cho nhà hàng.
Bếp trưởng phải nắm bắt và quản lý chi phí hoạt động của bộ phận bếp, từ đó tính toán để kiểm soát và cân bằng chi phí mua nguyên vật liệu, quản lý đơn hàng, lên giá thành món ăn,...
- Tuyển dụng, đào tạo, quản lý và điều hành nhân sự
Cũng giống như việc quản lý chi phí, Bếp trưởng cũng đảm đương nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, quản lý và điều hành nhân sự trong bộ phận bao gồm: lập kế hoạch tuyển dụng, trực tiếp tham gia tuyển chọn những vị trí quan trọng, tổ chức các lớp/ khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, phân chia nhiệm vụ công việc cụ thể cho từng nhóm/ tổ/ đội,… đảm bảo bộ máy làm việc trong gian bếp được vận hành trơn tru và hiệu quả
- Kỹ năng giao tiếp
Yêu cầu công việc đòi hỏi Bếp trưởng phải hàng ngày giao tiếp với nhiều người, nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp, nhất là giao tiếp thành thạo ngoại ngữ giúp Bếp trưởng dễ dàng tiếp nhận và phản hồi thông tin, xử lý những phát sinh thường gặp đồng thời mở rộng mối quan hệ giúp ích cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai
Bếp trưởng hàng ngày phải tiếp xúc với nhân viên, đồng nghiệp, đối tác và khách hàng, vì vậy trang bị kỹ năng giao tiếp là yêu cầu thiết yếu hỗ trợ cho công việc
- Tay nghề cao và luôn Sáng tạo
Lẽ dĩ nhiên một Bếp trưởng Nhà hàng – Khách sạn phải là người có tay nghề và thuần thục các phương pháp chế biến đặc trưng. Tuy nhiên, trong điều kiện xu hướng ẩm thực ngày càng phát triển và đổi mới, người Đầu bếp cũng phải thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức và kỹ năng để tự hoàn thiện mình. Ngoài ra, việc sáng tạo ra những công thức chế biến món ăn mới, cách trình bày/ trang trí món ăn đẹp mắt,… cũng là một trong những kỹ năng không thể thiếu cho vị trí Bếp trưởng.
- “Gu” thẩm mĩ tinh tế và khiếu nghệ thuật riêng
Là người đứng đầu điều hành mọi hoạt động trong gian bếp, Bếp trưởng tất nhiên cũng là người định hướng mọi hoạt động diễn ra tại đây, bao gồm cả việc đưa ra phương pháp chế biến, quy trình chế biến, cách trình bày và thẩm định chất lượng món ăn sau cùng cho nhân viên. Vì vậy, để đảm bảo sản phẩm làm hài lòng thực khách, Bếp trưởng phải là người có “gu” thẩm mĩ tinh tế nhằm một mặt décor món ăn trông bắt mắt, mặt khác có đủ kiến thức và năng lực để đào tạo cấp dưới thực hiện đúng ý đồ thể hiện cả về hương và sắc cho món ăn.
Gu thẩm mĩ tinh tế và khiếu nghệ thuật riêng là một trong những kỹ năng quan trọng tạo nên một Bếp trưởng chuyên nghiệp
Bất kể là vị trí Phụ bếp, Nhân viên Bếp, Đầu bếp phụ trách Bộ phận hay Đầu bếp chính nếu đáp ứng đầy đủ các kỹ năng cần thiết ở vị trí cao hơn chắc chắn sẽ được công nhận và đề bạt đúng lúc. Chỉ cần có đam mê và tình yêu cháy bỏng với nghề, không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân thì một ngày không xa, bạn sẽ vươn tới vị trí Bếp trưởng để hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Xem thêm: Làm thế nào để nhanh thăng tiến trong nghề đầu bếp?
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên