Vì sao du khách không bao giờ được báo nếu quên đồ tại khách sạn?

Nếu để quên đồ tại khách sạn, du khách có thể sẽ phải chờ rất lâu hoặc không bao giờ nhận được điện thoại báo đến lấy đồ quên từ khách sạn. Vì sao lại có thực tế này? Hãy tìm hiểu cùng Hoteljob.vn.

Vì sao du khách không bao giờ được báo nếu quên đồ tại khách sạn?

Mỗi khách sạn thường sẽ có kho chứa đồ thất lạc mà khách để quên tại khách sạn. Du khách sẽ được nhận lại đồ mình để quên nếu chủ động liên lạc với khách sạn và nhận diện đúng là “chính chủ”. Và có một thực tế là du khách có thể sẽ phải chờ rất lâu hoặc không bao giờ nhận được điện thoại báo đến lấy đồ để quên từ khách sạn. Vì sao lại có điều này?

- Lý do thứ nhất là để chắc chắn người để quên lấy lại được tài sản của mình, vì tài sản quan trọng với ai thì người đó sẽ chủ động liên lạc lấy lại.

- Lý do thứ hai là vì vấn đề cá nhân của khách hàng. “Chúng tôi không biết bất cứ điều gì về cuộc sống riêng tư của khách thuê phòng. Có thể khách nói với gia đình đi công tác tại địa điểm A, nhưng lại lưu trú ở khách sạn của địa điểm B. Và khi khách để quên đồ, nếu khách sạn gọi báo, có thể vợ hoặc chồng của khách sẽ nghe điện thoại. Và khi đó, “sự chủ động này” từ phía khách sạn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình họ.” – Chủ một khách sạn cho biết.

Theo thống kê từ các khách sạn, sạc điện thoại, áo quần, trang sức, máy ảnh… thường là những thứ bị bỏ quên nhiều nhất.

Bạn muốn xem thêm: Room service là gì? Những điều cần biết về Room service trong khách sạn

Quy định chi tiết về cách xử lý các món đồ thất lạc trong khách sạn

  • Đối với những đồ thất lạc có giá trị như tiền bạc, trang sức, điện thoại,… được cho vào két sắt theo quy định của khách sạn dưới sự chứng kiến của nhân viên an ninh và phải được ghi chép cẩn thận.

  • Nếu đồ thất lạc là thẻ tín dụng cần phải được giữ gìn cẩn thận trong vòng 24 giờ trước khi báo cho tổ chức, ngân hàng phát hành thẻ.

  • Những đồ thất lạc có giá trị nhỏ sau 90 ngày mà khách không đến nhận thì đồ vật đó sẽ được chuyển cho người phát hiện.

  • Những đồ thất lạc có giá trị lớn sau 180 ngày mà khách không đến nhận sẽ phải xin ý kiến của Tổng giám đốc khách sạn để đưa món đồ thất lạc đó cho người phát hiện. Người phát hiện khi được nhận món đồ phải giữ mẫu giấy ghi chép thông tin để làm giấy thông hành đưa đồ ra khỏi khách sạn.

  • Những đồ thất lạc như món ăn, đồ hộp, thức uống sẽ được giữ 3 ngày trước khi đưa cho người phát hiện.

  • Những đồ dễ hư hỏng như rau củ quả sẽ được giữ 1 ngày trước khi đưa cho người phát hiện.

Khi nhận điện thoại của khách hỏi về đồ thất lạc, nhân viên xử lý cần khai thác thông tin từ khách và điền vào mẫu với những nội dung cần có sau:

  • Người gọi

  • Ngày giờ

  • Số điện thoại

  • Địa chỉ

  • Người hỏi

  • Mô tả chi tiết đồ vật

  • Nơi mất

  • Thời gian mất

  • Bước tiếp theo phải làm

  • Kết quả

Đây chính là cơ sở để xác minh người gọi có đúng là chủ nhân của món đồ thất lạc hay không.

Nếu những thông tin người gọi cung cấp trùng khớp với thông tin mà người phát hiện ghi nhận và khách yêu cầu gửi trả lại đồ thất lạc thì nhân viên xử lý tiến hành thủ tục gửi trả cho khách hàng.

  • Nếu khách ở xa, nhân viên xử lý sẽ gửi đồ thất lạc cho bộ phận hành lý cùng với địa chỉ dưới hình thức tự ủy quyền để tính chi phí vận chuyển. Nhân viên hành lý phụ trách nhận gửi đồ thất lạc sẽ ký nhận vào bản ghi chép đồ thất lạc. Nhân viên xử lý phải gửi một email thông báo cho khách về việc đồ vật đã được gửi đi: qua đường nào, chi phí vận chuyển, số bưu kiện, thời gian dự kiến khách sẽ nhận được để khách được biết.

  • Nếu khách đến nhận trực tiếp thì phải ký vào bản thông tin xác nhận đã nhận lại đồ thất lạc.

  • Trong trường hợp khách nhờ cho một người khác đến nhận thay thì phải có thư ủy quyền của khách. Nhân viên xử lý sẽ yêu cầu người nhận phải điền những thông tin đầy đủ, ký xác nhận về việc được ủy quyền nhận đồ thất lạc.

Xem thêm: Quy trình đổi phòng cho khách lưu trú nhân viên khách sạn cần biết

Ms.Smile

Tags:
Vì sao du khách không bao giờ được báo nếu quên đồ tại khách sạn?
4.1 (361 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN