MỤC LỤC
- 7 mẫu câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh thường gặp
- 10+ mẫu câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn du lịch tiếng Việt thường gặp
- 5+ câu hướng dẫn viên du lịch có thể hỏi nhà tuyển dụng
- Gợi ý trả lời những câu hỏi tình huống hướng dẫn viên du lịch phổ biến
- + Xử lý thế nào khi khách không muốn nhận phòng bạn đã sắp xếp?
- + Khi đưa khách đến địa phương, HDV địa phương cung cấp thông tin khác với những gì bạn đã nói. Khách thắc mắc, phải làm thế nào?
- + Xử lý thế nào khi khách hàng gặp thiên tai giữa đường không thể về lại thành phố?
- + Khách bị lạc đường khi tham quan, HDV phải làm gì?
- + Xử lý thế nào khi khách luôn vi phạm nội quy, trễ giờ, có thái độ ảnh hưởng đến cả đoàn?
- Những lưu ý khi phỏng vấn hướng dẫn du lịch
Muốn trở thành hướng dẫn viên, ứng viên không chỉ chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc đầy đủ giấy tờ mà còn phải nắm vững cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến nghề. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng bộ phận, đối tượng khách hàng khác nhau mà sẽ có các câu hỏi phỏng vấn du lịch tương ứng. Bài viết của Hoteljob.vn dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé.
7 mẫu câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh thường gặp
Trước khi đi phỏng vấn xin việc hướng dẫn viên, ứng viên sẽ trải qua những câu hỏi tuy quen thuộc nhưng lại không hề dễ trả lời. Sau đây một số câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch tiếng anh thường gặp như sau:
+ Could you introduce about yourself? (Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân được không?)
Ở vị trí hướng dẫn viên bất kỳ bộ phận nào cũng sẽ yêu cầu ứng viên phải tự giới thiệu bản thân. Thông qua các thông tin này, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với công việc này hay không?
Vì thế, nếu vẫn chưa biết cách trả lời ra sao, bạn có thể giới thiệu “Tôi tên là …, tuổi…, từng học chuyên ngành… trường… Ước mơ của tôi là trở thành… Vì thế, tôi đã liên tục thực hành...”
+ What tour guide must know? (Là hướng dẫn viên du lịch, ứng viên cần biết những điều gì?)
Câu hỏi này đòi hỏi kỹ năng và kiến thức cần thiết của hướng dẫn viên du lịch, vì thế, bạn có thể tham khảo đưa ra gợi ý những kiến thức cần trau dồi như: Thời tiết, thông tin liên quan đến nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, đồn cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp, kiến thức lịch sử và xã hội tại địa điểm, ngôn ngữ tiếng địa phương,...
+ What are the physical requirements of a tour guide? (Những yêu cầu về thể chất với một hướng dẫn viên du lịch?)
Để trả lời câu hỏi này, hướng dẫn viên nên nêu rõ những ưu điểm liên quan đến thể chất của bạn. Bạn có thể chia sẻ rằng bạn thoải mái khi làm việc nhiều giờ bên ngoài, đứng và đi bộ trong nhiều tiếng đồng hồ...
+ What are the challenges you face while handling tourists? (Những thử thách bạn phải gặp khi trở thành hướng dẫn viên du lịch?)
Câu hỏi này đòi hỏi kinh nghiệm trong quá trình xử lý tình huống khách hàng của hướng dẫn viên du lịch. Nếu bạn chưa biết cách trả lời, có thể tham khảo gợi ý sau đây:
Một số tình huống có thể gặp khi trở thành hướng dẫn viên như: Khách hàng vứt rác bừa bãi, tập trung không đúng giờ, khách hàng bỏ quên vé máy bay tại khách sạn khi đến sân bay,..."
+ What should a tour guide do before the tour? (Hướng dẫn viên nên làm gì trước chuyến đi?)
Dựa trên kinh nghiệm cùng vốn kiến thức về nghề, hướng dẫn viên có thể đưa ra lời giải đáp phù hợp nhất. Chẳng hạn, HDV có thể nghiên cứu trước về thời tiết, cung cấp các thông tin cần thiết về thủ tục, sức khỏe, an toàn cho khách du lịch trước khi bắt đầu tham quan, đem theo các thiết bị và vật dụng thích hợp...
+ How do you resolve some hot-tempered customers and difficult things at work? (Khi gặp khách hàng khó tính hay vấn đề khó khăn trong công việc, bạn phải làm thế nào?)
Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng xử lý tình huống khi gặp những khách hàng khó tính hay khó khăn trong công việc của ứng viên. Đây là kỹ năng không thể thiếu của một hướng dẫn viên. Vì thế, để vượt qua câu hỏi này, bạn có thể nói về cách xử lý vấn đề của bạn trong một tình huống cụ thể. Tốt nhất HDV nên đưa ra hướng giải quyết càng chi tiết, cụ thể càng tốt.
+ Why do we choose you? (Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?)
Câu hỏi này xuất hiện khá phổ biến ở nhiều công ty về du lịch, nên ứng viên cần chuẩn bị vài ý để trả lời một cách tự tin và dễ dàng vượt qua vòng tuyển dụng. Thông qua những kinh nghiệm, kiến thức về chuyên ngành hướng dẫn viên, bạn có thể trình bày cụ thể chi tiết tất cả điều này rồi so sánh với yêu cầu tuyển dụng của công ty.
Nhìn chung, những câu hỏi phỏng vấn du lịch tiếng Anh đòi hỏi kinh nghiệm về nghề, kiến thức ngữ pháp, sự tự tin, khả năng vấn đáp rõ ràng, mạch lạc, thái độ trả lời chuyên nghiệp của ứng viên. Vì thế, tốt nhất, HDV nên chuẩn bị kỹ càng câu trả lời để tránh tình trạng hoang mang, lo lắng mà quên bài.
10+ mẫu câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn du lịch tiếng Việt thường gặp
Một số câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn du lịch thường gặp phải kể đến như sau:
- Bạn đánh giá gì về ngành du lịch thời gian hiện tại?
- Theo bạn, bạn thích du lịch theo tour hay tự túc? Ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình này như thế nào?
- Bạn đã từng trải nghiệm dịch vụ của công ty chưa? Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng của dịch vụ?
- Bạn có những kinh nghiệm nào phù hợp với vị trí dẫn tour tại công ty chúng tôi?
- Trong 5 năm tới, bạn có nguyện vọng thăng tiến về sự nghiệp như thế nào?
- Trong ngành du lịch, bạn có thể đánh giá ưu nhược điểm của công ty như thế nào?
- Theo bạn, để đạt được mục tiêu trở thành hướng dẫn chuyên nghiệp, nhân viên cần phải làm gì?
- Bạn có thể nêu quy trình hướng dẫn tour cơ bản?
- Cách bạn xử lý tình huống như: Khách hàng bị quên giấy tờ, khách hàng đi lạc, khách hàng bị giật điện, khách hàng bị tai nạn xe,...
- Bạn có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản hay không?
- Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ hoặc ca xoay hay không?
- Bạn có thể di chuyển ở nhiều tỉnh thành được không?
- Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Tùy thuộc vào kinh nghiệm xử lý tình huống, kiến thức liên quan đến nghề mà ứng viên có thể đưa ra câu trả lời tương ứng. Tuy nhiên, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể dựa vào quan điểm, kiến thức tổng quan bản thân.
5+ câu hướng dẫn viên du lịch có thể hỏi nhà tuyển dụng
Một số câu hướng dẫn viên du lịch có thể hỏi nhà tuyển dụng như sau:
- Tôi có thể phát triển những năng lực nào khi trở thành một hướng dẫn viên của công ty?
- Doanh nghiệp đang khai thác lĩnh vực nào của ngành du lịch để đưa công ty phát triển hơn nữa?
- Bằng công việc của mình, tôi có thể hỗ trợ cho quá trình hoàn thành mục tiêu đó hay không?
- Văn hóa doanh nghiệp cùng môi trường làm việc tại công ty như thế nào khi tôi được ứng tuyển vào làm việc?
- Những quyền lợi của HDV khi sử dụng các dịch vụ du lịch tại công ty là gì?
- Những quyền lợi khác của HDV khi được làm việc ở công ty là gì?
…
Gợi ý trả lời những câu hỏi tình huống hướng dẫn viên du lịch phổ biến
Vượt qua những câu hỏi tình huống được xem là điểm cộng giúp ứng viên để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng và dễ dàng trở thành nhân viên công ty. Vì thế, hướng dẫn viên du lịch nên tham khảo và tìm hiểu cách xử lý nhiều tình huống khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý trả lời những câu hỏi tình huống hướng dẫn viên du lịch mà nhà tuyển dụng đưa ra:
+ Xử lý thế nào khi khách không muốn nhận phòng bạn đã sắp xếp?
Gợi ý cách trả lời:
- Nhẹ nhàng thăm hỏi, trò chuyện với khách hàng về lý do không muốn nhận phòng.
- Trực tiếp lên phòng của khách hàng để kiểm tra điều kiện vật chất tổng quan phòng.
- Làm việc với bộ phận lễ tân để thay đổi phòng cho khách.
+ Khi đưa khách đến địa phương, HDV địa phương cung cấp thông tin khác với những gì bạn đã nói. Khách thắc mắc, phải làm thế nào?
Gợi ý cách trả lời:
- Dành thời gian để lắng nghe những ý kiến của khách hàng, cám ơn, kiểm tra lại thông tin và phản hồi lại khách.
- Trò chuyện với HDV địa phương để thống nhất thông tin.
- Chính thức xin lỗi và đính chính lại tất cả những thông tin cho khách hàng đồng thời giải thích lý do về sự khác biệt đó.
- Không nên đổ lỗi làm mất uy tín đồng nghiệp.
+ Xử lý thế nào khi khách hàng gặp thiên tai giữa đường không thể về lại thành phố?
Gợi ý cách trả lời:
- HDV nên trấn an tâm lý khách hàng rồi liên hệ địa phương để cung cấp dịch vụ cần thiết cho khách hàng.
- Liên hệ với công ty để thông báo về tình huống đang gặp phải nhằm tìm ra hướng giải quyết sớm nhất.
+ Khách bị lạc đường khi tham quan, HDV phải làm gì?
Gợi ý cách trả lời:
- HDV cung cấp chính xác những thông tin về địa điểm tham quan càng cụ thể càng tốt.
- Đưa SĐT, giờ hẹn, địa điểm tập trung cho khách.
- Khi khách bị lạc, HDV giữ bình tĩnh, thông báo cho khách còn lại về vụ việc rồi tập trung khách lại để hạn chế tình trạng lạc khách.
- Liên hệ với ban quản lý, phát loa thông báo về tình trạng lạc của khách.
+ Xử lý thế nào khi khách luôn vi phạm nội quy, trễ giờ, có thái độ ảnh hưởng đến cả đoàn?
Gợi ý cách trả lời:
- Gặp riêng khách để nói rõ về những lỗi đã mắc phải, nội quy và nội dung cần chấp hành, hậu quả khi khách không tuân thủ quy định, yêu cầu chấm dứt tất cả những hành động,...
- Nếu khách vẫn tiếp tục hành vi, HDV nên yêu cầu khách rời tour rồi thông báo với cơ quan, nhờ cơ quan luật pháp có thẩm quyền can thiệp,...
…
Còn nhiều tình huống khác nữa, bạn có thể tham khảo tại những tình huống hướng dẫn viên du lịch thường gặp.
Những lưu ý khi phỏng vấn hướng dẫn du lịch
Không những chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, hướng dẫn viên du lịch nên lưu ý một số điều dưới đây để vượt qua vòng tuyển dụng một cách thuận lợi:
- Đi sớm hơn 10 phút để chuẩn bị câu trả lời, trang phục quần áo,...
- Khi trả lời phỏng vấn nên giữ tinh thần thoải mái, tự tin, trả lời trung thực, ngắn gọn, súc tích, sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp.
- Nên có một vài câu hỏi với nhà tuyển dụng để nắm bắt thông tin.
- Gửi thư cảm ơn sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn.
Trên đây là bài tổng quan tất cả những câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du tiếng Anh và tiếng Việt thường gặp nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các câu hỏi phỏng vấn những vị trí khác trong nhà hàng - khách sạn, có thể nhấn tại đây.
Tìm việc lữ hành du lịch (HDV, ĐH Tour…) Xem tại đây.
Phương Thảo (Tổng hợp)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên