Kinh hoàng với 5 tai nạn nghề nghiệp thương tâm của nghề hướng dẫn viên và bài học cảnh tỉnh

Nói nghề hướng dẫn viên “sướng” được đi khắp nơi, trải nghiệm nhiều điều thú vị nhưng ít ai biết những tai nạn nghề nghiệp thảm khốc mà họ trải qua. Điều này không chỉ dấy lên sự e ngại cho người làm trong ngành mà còn là bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp, tổ chức về du lịch. Vậy nguyên nhân của những vụ tai nạn nghề nghiệp hướng dẫn viên là gì? Bài học cảnh tỉnh của việc này cụ thể ra sao?... Cùng Hoteljob.vn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Kinh hoàng với 5 tai nạn nghề nghiệp thương tâm của nghề hướng dẫn viên và bài học cảnh tỉnh
Tai nạn nghề nghiệp nghề hướng dẫn viên và bai học cảnh tỉnh

Tai nạn nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên là gì?

Tai nạn nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên (HDV) là những tai nạn làm tổn thương ở bất kỳ bộ phận, chức năng nào trên cơ thể HDV hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình thực hiện công việc dẫn tour cho du khách.

Một số tai nạn nghề nghiệp thảm khốc của hướng dẫn viên

Dưới đây, Hoteljob.vn xin tổng hợp một số tai nạn nghề nghiệp thảm khốc từng diễn ra trong nghề hướng dẫn viên để bạn đọc tham khảo:

- Tử vong do hướng dẫn trò chơi mạo hiểm sai quy định

Vào ngày 23/2/2017, hai HDV là anh Q. và K. hướng dẫn 8 người khách tham gia trò chơi vượt thác tại thác Hang Cọp, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt. Sau khi 4 người đã vượt thác thành công thì bất ngờ anh Q. bị đẩy sang bờ đá, còn anh K. và 1 du khách bị nước cuốn trôi theo dòng nước dẫn đến tử vong ngay sau đó.

Được biết, anh Q. và K. đều là hướng dẫn viên của công ty TNHH Giấc mơ vàng (Đường Thông Thiên Học, TP. Đà Lạt) cộng tác, không ký hợp đồng chính thức cũng không trả lương tháng. Ngoài ra, Giám đốc công ty này, ông Đỗ Tuấn (26 tuổi, tỉnh Gia Lai) còn tự ý tổ chức tour du lịch mạo hiểm khi chưa có sự cho phép của cơ quan địa phương.

Ngoài ra, có không ít vụ tai nạn diễn ra trong quá trình HDV dẫn tour du lịch mạo hiểm như: 2 trong 4 du khách bị mất mạng do thực hiện tour du lịch băng rừng, leo núi Bidoup, Lâm Đồng ngày 01/12/2020.

- Tử vong do lật xe

Vụ việc diễn ra vào ngày 22/07/2020, xe 7 chỗ biển kiểm soát 30E-02375 do ông L. S. S. (Tỉnh Lào Cai) điều khiển leo lên dốc tham quan Cầu kính Rồng Mây (Khu du lịch tỉnh Lai Châu) thì bất ngờ gặp tai nạn, lật ngửa xe khiến 1 HDV bị thương nặng, dẫn đến tử vong. 

Đáng nói hơn, trên xe có đến 9 người, vượt quá tải so với quy định. Ngoài ra, theo Quản lý khu du lịch thì tất cả những phương tiện có thời hạn sử dụng quá 5 năm đều phải dừng tại bãi đỗ xe và sử dụng xe riêng để đưa du khách lên chân cầu thang máy. Tuy nhiên, khi bảo vệ phát hiện xe 30E-02375 và yêu cầu di chuyển vào bãi đỗ xe thì lái xe lại không thực hiện theo dẫn đến tai nạn thương tâm.

- Tử vọng do khách đùa với voi

Một HDV Trung Quốc He Yongjie (34 tuổi) đã mất mạng vào ngày 21/12/2017 ở khu du lịch nổi tiếng của huyện Bang Lammung, tỉnh Chonburi, Thái Lan khi đang cố gắng giải vây cho hai nữ du khách bị voi hất khỏi lưng. Nguyên nhân vụ việc vì trước đó, một thành viên trong nhóm đã đùa giỡn, kéo đuôi con voi khiến nó nổi giận, hất tung người ra khỏi lưng. Tuy nhiên, không may anh He Yongjie đã bị voi húc và giẫm đạp dẫn đến tử vong.

- Thiệt mạng do cứu khách du lịch đuối nước

Ngày 31/05/2019, khi đang dẫn đoàn khách đi qua sông Lidder, thuộc khu vực Mawoora Pahalgam ở Ấn Độ, thì bè của HDV Rough Ahmed Dar bị lật úp dẫn đến tất cả người đều bị rơi xuống nước. Sau khi di chuyển vào bờ, anh Dar đã cố gắng bơi ra lại giữa sông và cứu sống 7 khách du khách thành công. Tuy nhiên, sau đó anh bị đuối sức và mất tích. Một ngày sau, người dân mới tìm ra thi thể của Dar gần đó.

- Bị đánh do giật khách

Ngày 23/08/2020, một nữ HDV N.A.Đ thuộc công ty du lịch Miền Quê (Bến Tre) bị hai nhân viên du lịch của Hợp tác xã Thủy bộ Vận tải Châu Thành dùng tay hành hung, chấn thương mặt. Ngoài ra, hai người này còn hăm dọa sẽ gọi thêm nhiều đối tượng khác đến tấn công chị Đ.

Ngoài ra, còn rất nhiều vụ tai nạn nghiệp nghiệp hướng dẫn viên du lịch Hoteljob.vn chưa cập nhật. Nếu vẫn còn thiếu, mời bạn đọc comment ngay dưới bài viết để chúng tôi bổ sung thêm.

Nguyên nhân của tai nạn nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch

Một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn nghề nghiệp thương tâm cho hướng dẫn viên du lịch có thể kể đến như sau:

- HDV chưa có kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nghề một cách chuyên sâu mà đã trực tiếp dẫn tour mạo hiểm hay thực hiện chuyến tham quan phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật, trình độ chuyên môn cao.

- Chủ doanh nghiệp, công ty lữ hành không tham khảo quy định pháp luật về địa điểm tham quan, tổ chức tour trái phép, không cung cấp đầy đủ dụng cụ bảo hộ.

- Lái xe chưa có kinh nghiệm, trình độ hoặc chưa được đào tạo về những quy định an toàn khi di chuyển trong khu du lịch, danh lam thắng cảnh hoặc địa điểm du lịch khác.

- HDV chưa có kỹ năng cứu người khi gặp nạn trên sông, biển,... hay chưa trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho bản thân trước tình huống xấu xảy ra.

- HDV chưa tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết, đặc điểm, thuận lợi khó khăn về địa hình của địa điểm tham quan dẫn đến chuyến đi gặp nhiều vấn đề phát sinh.

- Tình trạng giành giật khách du lịch, câu khách trong khi ban quản lý địa phương không quản lý hay xử lý đúng quy định.

- Nhiều công ty du lịch giả mạo, thực hiện chuyến tour du lịch mạo hiểm trái phép, đưa những hướng dẫn viên thiếu kinh nghiệm, trẻ tuổi,... thực hiện dẫn đến tai nạn thương tâm.

Kinh hoàng với 5 tai nạn nghề nghiệp thương tâm của nghề hướng dẫn viên và bài học cảnh tỉnh
HDV chưa có kinh nghiệm dễ dẫn đến tai nạn nghề nghiệp khi hành nghề

Bài học cảnh tỉnh cho hướng dẫn viên du lịch

Trước những vụ tai nạn nghề nghiệp thương tâm trên, HDV cùng doanh nghiệp về du lịch nên tự nhìn lại mình và đưa ra bài học kinh nghiệm cảnh tỉnh như sau:

- HDV cần trau dồi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực, địa điểm tham quan, danh lam thắng cảnh hay loại hình tour du lịch bạn chuẩn bị hướng dẫn.

Kinh hoàng với 5 tai nạn nghề nghiệp thương tâm của nghề hướng dẫn viên và bài học cảnh tỉnh
HDV cần trau dồi kiến thức chuyên môn về địa điểm du lịch để chuẩn bị hướng dẫn

- HDV luôn trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho khách và bản thân cùng kỹ năng chuyên môn cứu người gặp nạn để gặp tình huống xấu nhất có thể bảo vệ chính mình và người khác.

- HDV phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, tích lũy kỹ năng sống sót trong những tình huống nguy hiểm để tự bảo vệ bản thân và du khách trong quá trình làm việc.

- Công ty lữ hành, doanh nghiệp về du lịch cần thực hiện đầy đủ những quy định liên quan về địa điểm tham quan, đảm bảo an toàn cho du khách và HDV, thường xuyên tổ chức khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho HDV.

Tai nạn nghề nghiệp hướng dẫn viên có được bồi thường không?

Câu trả lời là có. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của cơ quan, công ty lữ hành, du lịch HDV làm việc mà mức bồi thường sẽ khác nhau. Cụ thể về quy định bồi thường cho tai nạn lao động theo pháp luật: Tại đây.

Có thể nói, ai đã dấn thân vào nghề HDV cũng không muốn gặp phải tai nạn nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu  chủ quan, lơ là, không chịu trau dồi kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, HDV sẽ rơi vào tình cảnh đáng tiếc này. Tìm hiểu tai nạn nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên giúp nhân sự trong ngành rút kinh nghiệm cho bản thân và tích cực trau dồi kiến thức, chuyên môn tốt hơn trong quá trình làm việc, mang lại trải nghiệm du lịch chất lượng, an toàn cho du khách.

Phương Thảo

Tags:
Kinh hoàng với 5 tai nạn nghề nghiệp thương tâm của nghề hướng dẫn viên và bài học cảnh tỉnh
4.3 (353 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN