MỤC LỤC
Nhiều người lẫn báo chí tung hô Singapore là quốc gia sạch sẽ nhất khu vực, thậm chí toàn cầu. Thế nhưng, sự thật có phải như thế? Hay khâu vệ sinh chỉ thật sự được quan tâm và yêu cầu gắt gao tại những nơi bắt buộc và cần thiết? Việt Nam, Thái Lan, Malaysia hay các nước khác trong khu vực được đánh giá thế nào?
- “Chắc rồi, hầu hết địa điểm tại Singapore đều sạch. Tôi đã đi qua nhiều quốc gia và Singapore thực sự là nơi sạch sẽ nhất trên Trái đất, ngoại trừ nhà vệ sinh công cộng.”
- “Singapore sạch nhất và Nhật Bản đứng thứ hai. Tuy nhiên, một số nơi vẫn bẩn đến rất bẩn, thường rơi vào các chỗ ít khách du lịch và dân cư nghèo nàn. Các nước khác như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia hay thậm chí là Philippines cũng có khu vực sạch và không. Do đó, không thể khẳng định hay xếp hạng nước nào ở Đông Nam Á là sạch sẽ nhất và bẩn thỉu nhất.”
- …
Nhiều nhận định được đưa ra và có chung ý kiến rằng nhìn chung, vệ sinh ở đâu cũng không thể cho là sạch sẽ hoàn toàn. Tuy nhiên, nhìn chung, so với tiêu chuẩn của các nước phương Tây, chất lượng vệ sinh tại hầu hết các nước Đông Nam Á đều bẩn, thậm chí bẩn nhiều. Lý do là gì?
Tìm hiểu nghiêm túc và xác đáng thì tồn tại cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình vệ sinh tại đây, khiến du khách nhìn chung nhận xét: các nước nhiệt đới có xu hướng “bẩn”, một phần khá lớn do khí hậu và thiên nhiên; còn lại là do bản chất của con người.
Cụ thể:
+ Thứ nhất là vì trời nóng ẩm
Đây là môi trường lý tưởng để phân hủy bất kỳ vật liệu hữu cơ nào còn sót lại trong không khí mở. Thời tiết oi bức và nóng ẩm vào mùa hè, hanh khô khiến mọi sinh hoạt trở nên nhếch nhác và bất tiện, da dẻ đổ đầy mồ hôi và tay/chân bạn dễ dàng để lại vệt bẩn trên các bề mặt sáng màu, đồ ăn hay bất kỳ nơi nào có sự tiếp xúc… Sự phát triển của vi khuẩn khiến mọi thứ dễ dàng bốc mùi và hư hỏng.
+ Thứ hai là do gió mùa và đất đai
Đất nhiệt đới là loại đất hạt mịn trộn lẫn với chất giống như đất sét, khiến chúng dính khi ướt, đặc biệt là sau một trận mưa trái mùa bất chợt. Mặt đất sau đó sẽ biến thành chất bẩn dính, dính vào đế giày của bạn và tạo ra dấu chân bụi bẩn ở mọi nơi bạn đến, mọi bề mặt bạn đặt chân đi qua.
Đất hạt mịn tơi xốp cũng dễ bị mưa gió cuốn trôi, vương vãi khắp nơi, tạo nên vẻ bụi bặm khi mưa tạnh và lúc các bề mặt khô đi. Đất hạt mịn bị cuốn trôi ra sông rạch sẽ tạo ra dòng sông có màu nâu cà phê sữa hoặc màu vàng phân sáng, mặc dù nhìn chung là nước sạch.
+ Thứ ba đó là bản chất
Nhiều nhận định cho rằng một nơi được dọn sạch hay bám bẩn phần lớn do chính bản thân người ở đó tạo nên. Nghĩa là, nguyên nhân lớn nhất khiến các nước Đông Nam Á bị nhận xét là bẩn đến rất bẩn là do người dân ở đó thiếu ý thức về vấn đề vệ sinh và làm sạch. Điều này không hẳn đúng nhưng cũng chẳng sai.
Ý thức của một con người có ý nghĩa quan trọng quyết định hành động của họ. Vấn đề vệ sinh được bao gồm trong đó. Mọi lời tuyên truyền, thậm chí yêu cầu cho đến bắt buộc sẽ là vô hiệu nếu bản thân người nghe và thực hiện không làm đúng theo chỉ dẫn, không nguyện ý giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung. Họ vô tư vứt rác, tạo nên rác bừa bãi mọi nơi họ qua, hay đỡ hơn là những nơi đã có sẵn rác, nơi ít người qua lại… Họ thản nhiên cho rằng mình dọn thì có người khác vứt hay mình vứt thì có người khác dọn thay vì mỗi người một tay dọn sạch một địa điểm…
Cứ thế, một cá nhân nhân lên nhiều đội, nhóm; một cá thể lây lan ra cộng đồng.
Tuy nhiên, không bao hàm tất thảy mọi người dân đều sống bẩn và nghĩ bẩn. Nhiều người rất có ý thức và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
+ Thứ tư do mật độ dân số tăng cao và ngày càng đông
Không thể phủ nhận rằng Đông Nam Á đang ngày càng sạch hơn mỗi năm khi mức sống ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, mật độ dân số vẫn là một vấn đề vì chúng tạo ra rác thải không thể xử lý đủ nhanh. Tái chế ở quy mô hiệu quả chỉ tồn tại trong sách giáo khoa giáo dục và quy mô quán cà phê nhỏ bé đủ để tạo ra những tin tức địa phương tích cực quá mức.
Những người nghèo ít học cũng ảnh hưởng tới thói quen của họ và mọi người xung quanh, kể cả số ít những người có học.
+ Những lý do khó kiểm soát khác
Ở Indonesia, mọi người thường cảm thấy thoải mái khi xả rác trên những khu vực mà họ đã thấy rác vương vãi khắp nơi. Tàn thuốc lá và gói mì ăn liền là hai trong số những rác thải phổ biến nhất tại những điểm tham quan, dù nổi tiếng. Ngay cả ở những bãi biển sạch nhất của Nusa Dua cũng vẫn có thể tìm thấy một hoặc một vài gói mì ăn liền dạt vào bãi biển. Chai nhựa, mặc dù vẫn là một vấn đề lớn, nhưng ngày càng ít đi vì hầu hết mọi người đều nhận thức được vấn đề cấp bách này.
Bên cạnh đó, chất thải hữu cơ như lá rụng, vỏ gỗ, đất rải rác không bao giờ được dọn sạch hoàn toàn. Đây cũng được coi là một phần của sự không sạch sẽ ngoài tự nhiên. Khung cảnh lộn xộn không thể kiểm soát của một số nơi, tại một số thời điểm của môi trường nhiệt đới điển hình phần nào là nguyên nhân khiến một số du khách và người dân coi chúng là “bẩn thỉu” mà không cần suy nghĩ nhiều.
Rõ ràng, vấn đề vệ sinh ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến chất lượng dịch vụ của riêng ngành dịch vụ khách sạn - du lịch tại nhiều quốc gia. Đánh giá đúng bản chất và nguyên nhân sẽ phần nào giúp các cá nhân, tổ chức, ban ngành đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả và kịp thời.
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng vệ sinh tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á?
Ms. Smile
(Dịch và biên tập theo Quora)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên