MỤC LỤC
Thay vì để không vô cùng lãng phí, không ít khách sạn - nhà hàng tận dụng rooftop để kinh doanh sinh lời. Bạn có biết rooftop là gì? Rooftop kinh doanh gì? Có nên kinh doanh trên rooftop?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Hoteljob.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Chẳng cần đầu tư thiết kế hay chi khủng để tạo nên một không gian rộng lớn cực kỳ tốn kém để kinh doanh - việc cung cấp dịch vụ trên rooftop đôi khi chính là điểm độc đáo hút khách cho khách sạn - nhà hàng. Hiểu rooftop là gì giúp bạn định hướng kinh doanh hiệu quả.
Rooftop là gì?
Rooftop dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tầng thượng, sân thượng - phần tầng cao nhất của một công trình, tòa nhà; được để trần (theo đúng bản chất nguyên sơ hoặc có mái che bằng nhựa/ kính trong suốt) và không xây bao quanh như những tầng thấp hơn; có thể để trống hoặc tận dụng phục vụ cho nhiều mục đích có lợi.
Trong kinh doanh dịch vụ khách sạn - nhà hàng, rooftop được đầu tư để trở thành sản phẩm hút khách, làm đa dạng thêm lựa chọn cho khách hàng, giúp mang về doanh thu đáng kể cho cơ sở.
Ý tưởng kinh doanh dễ sinh lời trên Rooftop là gì?
+ Nhà hàng
Nhà hàng sân thượng (restaurant rooftop) là một trong những ý tưởng kinh doanh tiềm năng nhất. Không gian thoáng và riêng tư, view đẹp, menu chất… phù hợp cho những buổi hẹn hò lãng mạng hay tiệc tùng BBQ gia đình, đội nhóm…
+ Bar, Pub
Thay vì mở quán bar/ pub ở tầng trệt hay ngay dưới phòng khách, nhiều khách sạn chọn kinh doanh trên tầng thượng để khách hàng có thể thoải mái và tự do hơn. Lắc lư theo tiếng nhạc bắt tai giữa không gian thoáng đãng và bao la mang lại cảm giác phiêu hơn nhiều.
+ Coffee
Nếu mô hình bar/ pub rooftop sợ gây tiếng ồn ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi của khách hay nhà lân cận, hãy thử qua ý tưởng kinh doanh mảng coffee với không gian êm dịu và bay bổng.
+ Hồ bơi
Không khó để bắt gặp khách sạn thiết kế hồ bơi trên sân thượng. Khách sẽ vừa có thêm lựa chọn bơi lội thỏa thích, vừa được ngắm nhìn quang cảnh xung quanh từ trên cao. Đây thực sự là một cảm giác vô cùng thú vị.
+ Khách sạn
Không giữ thiết kế nguyên bản của rooftop là để trần và không xây bao quanh (như định nghĩa rooftop là gì), nhiều khách sạn tận dụng cả tầng trên cùng để kinh doanh phòng nghỉ. Rất nhiều khách lưu trú, nhất là người trẻ chọn ở phòng rooftop mang lại những trải nghiệm tuyệt vời mà những loại phòng còn lại không thể có được.
+ Giặt là
Những khách sạn có phần sân thượng rộng và khuất (thường cao tầng) có thể tận dụng để phơi đồ vải của khách sạn hay áo quần cần giặt sạch của khách. Đây cũng là một ý tưởng kinh doanh sinh lời và tiết kiệm chi phí vận hành thay vì thuê dịch vụ giặt là ngoài.
Có nên kinh doanh Rooftop không?
Phong cách kiến trúc rooftop bắt nguồn từ châu Âu và nhanh chóng được “sao chép” có biến tấu tại nhiều nơi trên toàn cầu, phục vụ đa dạng nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh.
Khi được chọn trở thành sản phẩm kinh doanh của khách sạn - nhà hàng, rooftop được lòng nhiều thượng đế vì mang lại điều họ mong muốn, như: cảm giác thư thái cùng bầu không khí hít hà dễ chịu khi ở trên cao - được ngắm nhìn toàn cảnh, cho vẻ đẹp khác biệt - được xả stress với cà phê hay rượu ngon, nhạc sập sình hay êm dịu đều có đủ…
Dạo một vòng trên các nền tảng xã hội như facebook, instagram hay tiktok… không khó để bắt gặp những bài đăng kèm hình ảnh check-in café rooftop, bar/pub rooftop hay restaurant rooftop… Điều ngạc nhiên là, mặc dù xuất hiện dày đặc như thế nhưng hầu hết cơ sở kinh doanh mô hình này đều đông khách. Như thế đủ cho thấy, rooftop thật sự đang giàu tiềm năng để mở quán kiếm lời.
Trên đây là định nghĩa rooftop là gì - các ý tưởng kinh doanh rooftop nên thử - tiềm năng kinh doanh rooftop tại Việt Nam… hy vọng giúp nhiều bạn trẻ có ý định khởi nghiệp có thêm gợi ý để lựa chọn.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên