Ra trường mùa dịch, bỏ thành phố về quê làm công nhân không được sao?

Dành 4 năm học chữ trên ghế trường Du lịch, những tưởng tương lai sáng sủa vì tốt nghiệp ngành hot, dễ xin việc làm… ấy vậy mà dịch bệnh xảy đến, bản thân ngơ ngác chưa biết làm gì nên rẽ hướng, chọn việc trái ngành, rồi làm công nhân. Những ngày stress vì miệng lưỡi thế gian bắt đầu…

ra trường mùa dịch, bỏ phố về quê làm công nhân không được sao

Nghỉ việc - Cất bằng, Tôi đi làm Công nhân

Thất nghiệp ở thành phố, về quê làm công nhân không được sao?

“Mình là nữ, sinh năm 1999, học chuyên ngành Du lịch, ra trường đúng đợt dịch khởi phát. Tự biết khó mà cạnh tranh xin việc cùng mấy anh, chị cứng nghề lúc đó nên mình tìm việc trái ngành, lương 7 triệu/ tháng, chi tiêu các khoản cơ bản ở Hà Nội xong xuôi thì cũng có dư chút ít. Làm ổn định chừng 1 năm thì Covid cũng “ghé” đến công ty. Mình nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự. Thất nghiệp, mình kịp về quê tránh “nạn”.

Ở nhà 2 tháng, cố tìm việc văn phòng hay việc gì “được được tí” gần nhà, rồi trong nội huyện, tỉnh nhưng không được. Rồi mình làm công nhân, lương 10 triệu/ tháng, sống ở quê thì dư dả, thoải mái chi tiêu. Làm tạm, sau hết dịch tính tiếp.

Tuy nhiên, từ ngày đó, khá nhiều người bất ngờ. Mình gặp phải rất nhiều lời nói mỉa mai của hàng xóm, họ hàng, bạn bè… Đại khái kiểu:

- “Tốn công cho học giờ về làm công nhân”

- “Vậy mà tưởng nó giỏi lắm”

- “Đấy, tốn cơm tốn gạo về làm công nhân thì học làm gì?”

- “Con nhà người ta học xong ở lại Hà Nội làm công ty lớn, đây về quê làm công nhân, thế thì đi học làm gì”

- “Tưởng đi học thế nào…”

…v.v…

Mình thật sự rất stress, dịch dã chẳng có việc để làm, cuộc sống thiếu thốn mới phải về quê kiếm việc làm tạm. Chẳng lẽ khó khăn làm công nhân phụ giúp gia đình không được sao? Thật sự khó nghĩ. Những lời nói đó không chỉ ảnh hưởng đến mình, mà còn bố mẹ mình nữa… Mình có thể bỏ ngoài tai bao lời miệt thị, chê cười… nhưng bố mẹ mình e không. Họ sẽ buồn lắm…”

- tâm sự từ Thy, cô sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch tại trường điểm ở Thủ đô, vì dịch nên về quê làm công nhân, tạo thu nhập trang trải cuộc sống.

ra trường mùa dịch, bỏ phố về quê làm công nhân không được sao
Các chuyên ngành du lịch đào tạo nghiệp vụ lễ tân, phục vụ nhà hàng, hướng dẫn viên từng cực kỳ hot

5 hướng đi khả thi cho sinh viên ngành du lịch - khách sạn sau tốt nghiệp

Dịch dã khó khăn, có việc, có tiền là may mắn

Đoạn tâm sự ngắn được chia sẻ trên một fanpage X Confesstions hàng triệu thành viên và nhận được lượng lớn tương tác like - comment theo chiều hướng tích cực, ủng hộ.

[Chia sẻ, động viên có]

- “Giờ khuyên bạn đạp lên dư luận mà sống thì thấy hơi sách vở vì bản thân không ở vào vị trí của bạn nhưng mình thấy bạn may mắn hơn nhiều người rồi vì vẫn có việc làm, có nguồn thu nhập trong những lúc dịch dã thế này. Cứ đi qua mùa khổ ải này đã. Đời còn dài mà, dăm ba câu của người dưng cũng không ấm no được cuộc sống của mình. Cố lên bạn nhé. Còn mình thì đang ngửa tay xin tiền bố mẹ đây. Nhục hơn bạn nhiều!”

- “Có một câu mình nghe được và rất thích: “Nếu bạn học được cách bỏ qua những lời người khác nghĩ về mình, chỉ tập trung vào mục tiêu, ước mơ của bản thân thì cuộc sống của bạn sẽ rất là nhẹ nhàng”. Đối với những người không nuôi mình được ngày nào thì đừng quan tâm họ. Mình làm ra đồng tiền không phạm pháp là được. Cố lên!”

- “Mình nghĩ điều đầu tiên bạn cần làm là sống vì mình, tự yêu lấy mình. Nghe thì dễ nhưng làm mới khó. Dù bạn ở đâu, làm nghề gì, sống như thế nào cũng phải yêu thương bản thân mình đầu tiên. Biết mình đang làm gì, tại sao mình phải làm thế thì mới có thể thoát cái stress này được”

- “Cùng 98, cùng là sinh viên du lịch. Mình cũng từng vì dịch mà rời thủ đô về nhà, chơi dài và đi làm nhân viên chạy bàn cho một quán café gần nhà. Lời ra tiếng vào nhiều không kể nhưng mình chẳng quan tâm những lời nói xung quanh, nó không làm cho mình tốt hơn. Đổi lại, mình chăm chỉ làm việc và học hỏi thêm kiến thức mới. Mỗi người một cảnh, chúc bạn tinh thần vui vẻ, sớm “tự đưa mình” thoát khỏi những thứ không đáng để tâm.”

- “Mình đây cũng học đại học ra, sang Nhật dạng vừa học vừa làm 2 năm, về sinh bé rồi sau dạy tiếng ở công ty lao động được gần 2 năm nữa. Dịch, giờ lao đao luôn, đang tính đi làm công nhan như bạn đây.”

- Nhà dì mình gần khu công nghiệp. Vừa rồi dì kể có anh chị kia làm ở đó. Hai vợ chồng cùng làm chung xưởng. Sau hơn 10 năm kết quả họ có căn nhà 3 tầng, 2 con gái, 1 con trai. Đuề huề cả, nhà giờ chả thiếu gì. Dì mình còn đang năn nỉ mình bỏ việc trên thành phố về đó làm rồi lấy vợ, sinh con, ổn định cuộc sống nữa đó.”

- “Bạn sẽ hơn rất nhiều công nhân khác ở kiến thức, nhận thức và thái độ làm việc, thêm tốc độ học hỏi và tiếp cận công việc của bạn cũng sẽ nhanh và tốt hơn người ít học khác. Chưa kể, làm công nhân nhưng có thể lên quản lý, quản đốc mà nên cứ phấn đấu hoàn thành công việc tốt nhất, làm việc vui vẻ, có trách nhiệm là được. Cứ suy nghĩ lạc quan, hướng đến mục tiêu tích cực. Chúc bạn may mắn và mau thăng chức!”

[Ngưỡng mộ có]

- “Giờ khuyên bạn đạp lên dư luận mà sống thì thấy hơi sách vở vì bản thân không ở vào vị trí của bạn nhưng mình thấy bạn may mắn hơn nhiều người rồi vì vẫn có việc làm, có nguồn thu nhập trong những lúc dịch dã thế này. Cứ đi qua mùa khổ ải này đã. Đời còn dài mà, dăm ba câu của người dưng cũng không ấm no được cuộc sống của mình. Cố lên bạn nhé. Còn mình thì đang ngửa tay xin tiền bố mẹ đây. Nhục hơn bạn nhiều!”

- “Đùa chứ giờ làm công nhân là sống êm nhất đấy. Công việc ổn định, thu nhập khá. Tăng ca thưởng thiếc thêm nữa phải hơn 10 củ mỗi tháng. Khối người mong có việc để làm thôi cũng khó kìa.”

- …

ra trường mùa dịch, bỏ phố về quê làm công nhân không được sao
Có việc mùa dịch đã rất tốt rồi, chưa kể công nhân cũng là nghề đáng được tôn trọng và ghi nhận

 

Covid-19 tác động trực tiếp đến việc làm và thu nhập của hàng triệu người trên phạm vi cả nước. Đã có rất nhiều lao động lâm cảnh kiệt quệ, chán nản vì nhàn rỗi thời gian, thiếu thốn tài chính, bất lực vì để người thân sống cảnh thiếu thốn suốt 2 năm qua. Với nhân sự ngành du lịch, nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, không ít người “nằm nhà” vì thích, vì để nghỉ ngơi, vì làm biếng lao động… từ đó tạo gánh nặng lo ăn uống, chi phí sinh hoạt cho gia đình. Thế nên, những ai biết nghĩ và biết lo, đau đáu trách nhiệm với bản thân và những người ruột thịt, họ chấp nhận chịu khổ tìm nghề, nhảy việc - Đáng ra phải động viên, tán dương, tự hào! Sao lại hà khắc, miệt thị, điều tiếng, nặng nhẹ nhau…???

từ _Thy.

(Thông tin được lấy từ fanpage *** Confessions)

Tags:
Ra trường mùa dịch, bỏ thành phố về quê làm công nhân không được sao?
4.9 (649 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN