Thiếu tự tin vào năng lực bản thân, “giao diện” chưa đủ ấn tượng, giao tiếp kém hay thua đối thủ một chút khác biệt để khiến mình nổi bật… Nhiều ứng viên đã bị trượt phỏng vấn với những lý do hoàn toàn có thể biết trước và tự khắc phục hết – thế nhưng, lỗi sai vẫn tiếp diễn và kết quả thì… bạn biết đó.
Vậy làm thế nào để ghi điểm với nhà tuyển dụng? Ứng viên thể hiện trong buổi phỏng vấn như thế nào để gây ấn tượng?... Cùng lắng nghe chia sẻ của “chuyên gia” - một cá nhân cực kỳ có kinh nghiệm trong chuyện nhìn người và tuyển người:
“Mới hôm rồi, tuyển vài vị trí công việc mà vẫn còn gặp trường hợp này. Bài mình viết cả gần 10 năm, các bạn trẻ vẫn chưa thay đổi nhiều: Về phỏng vấn xin việc:
- Khi trả lời phỏng vấn hãy nhìn thẳng, và không đảo mắt như sợ có người nghe lén. Không bẻ khớp tay và không thở dài.
- Đừng mang giày thể thao, xăng đan du lịch, dép, hay guốc; đừng trang điểm cầu kì, đừng dùng nước hoa mùi nồng; càng những vị trí nhạy cảm càng phải kín đáo một cách nhạy cảm.
- Hãy nhớ cánh cửa khi bước vào và cách thức đóng, mở nó; khi chào về phải từ tốn.
- Đi làm rõ ràng là vì tiền lương, nên phải khôn ngoan chọn con số vừa phải, hơn là chăm chăm kì kèo bớt một thêm hai; hãy chấp nhận dễ dàng nhưng bày tỏ mong muốn được review lương càng sớm càng tốt; nhà tuyển dụng có kinh nghiệm không mấy tin tưởng vào khả năng của ứng viên chỉ thông qua lời nói hay thông tin về kinh nghiệm trước đó; người ta mong muốn một người có thể dễ dàng thích nghi, dễ đào tạo và có khả năng tồn tại mạnh mẽ trong cơ sở. Họ phải cần mình hơn mình cần họ, lương mới là thứ đem ra đàm phán. Còn mình chỉ là một trong những lựa chọn thì cứ vào khung giá là ổn.
- Nên kín miệng, không cung cấp thông tin về công ty cũ, càng không nói xấu sếp cũ.
- Đừng tỏ ra quá hồ hởi với công việc mới, càng không nên thờ ơ.
- Khi bị từ chối, hãy nói: “chắc hẳn anh/chị có lí do để từ chối em, nhưng nếu trong đợt tuyển dụng khác, hoặc nếu anh chị có thể giới thiệu em cho một chỗ thích hợp khác; mong anh/chị hãy giúp em”. Câu ấy có tác dụng khiến cho nhà tuyển dụng phải nghĩ lại về quyết định của họ nếu còn chút do dự.
- Khi được hỏi: “bạn sẽ làm gì để cải tạo lại phòng ban này?” hay “vì sao tôi nên tuyển bạn?” hoặc “thế mạnh của bạn là gì?” thì đừng tỏ ra thông thái, nhất là mang công ty người ta ra mổ xẻ, phê bình hay tự tin với khả năng: “tôi có thể làm tốt hơn”. Nếu dễ vậy, người ta không mướn thêm bạn đâu. Người ta chỉ muốn nghe để hình dung ra bạn đang thực sự nghĩ gì về vị trí công việc hiện tại và mức độ cẩn trọng trong chuyên môn mà thôi.
- Đừng quá mơ mộng, ngay cả khi có tất cả lí do chính đáng để làm vậy.
- Công việc thích hợp không đến khi một người đang quá rảnh; ngược lại, trong lúc chờ công việc thích hợp, hãy nhận công việc ít thích hợp hơn, hoặc chẳng hợp gì cả.”
10 năm, 15 năm hay 20 năm nữa, những tips hay trên đây chắc chắn vẫn sẽ là điểm trọng tâm cần mọi ứng viên lưu ý để có buổi phỏng vấn ấn tượng và thành công. Nghĩa là, bạn ghi được dấu ấn khiến nhà tuyển dụng nhớ bạn là ai, bạn có gì, bạn làm được gì - từ đó, đánh giá và lựa chọn bạn tiến đến vòng phỏng vấn tiếp theo hay đặt bút ký thư mời nhận việc, hợp đồng thử việc cho bạn.
(Theo Chương Đặng)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên