MỤC LỤC
Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), 3 quốc gia có sự thăng hạng về chỉ số năng lực phát triển du lịch so với năm 2019 gồm: Việt Nam (tăng 8 bậc), Indonesia (tăng 12 bậc) và Ả rập Xê út (tăng 10 bậc). Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu lý do khiến nước ta thăng hạng vượt bậc về ngành du lịch thời gian gần đây.
Top 3 thế giới về chỉ số năng lực phát triển du lịch
Theo WEF, Việt Nam nằm trong 3 quốc gia có chỉ số năng lực phát triển du lịch (TTDI) tăng 4,7% so với năm 2019, xếp hạng thứ 52. Cùng với nước ta, TTDI của Indonesia tăng 3,4% (12 bậc) lên hạng 44, Ả rập Xê út tăng 2,3% (10 bậc) lên hạng 33. Tuy nhiên, một số nước sụt giảm về thứ hạng như Thái Lan giảm 1 bậc xuống hạng 36, Malaysia giảm 9 bậc xuống hạng 38, Philippines giảm 2 bậc xuống hạng 75.
Trong đó, báo cáo cũng ghi nhận những thành tựu nước ta có được là nhờ công tác phòng chống dịch bệnh, quá trình thích ứng linh hoạt cùng các nỗ lực vượt bậc nhằm tạo ra nhiều hoạt động du lịch đảm bảo an toàn cho du khách. Bên cạnh đó, không thể thiếu vai trò của những quyết sách phục hồi du lịch kịp thời, mở cửa toàn bộ ngành du lịch nội địa và quốc tế khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt cùng các yếu tố tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam.
Đặc biệt, phải kể đến sự tác động của công nghệ số trong quá trình phục hồi du lịch bền vững. Một số loại dịch vụ có sự góp mặt của nền tảng số như đại lý du lịch trực tuyến, đặt phòng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, thiết bị di động,...
Du lịch phát triển nhưng vẫn còn nhiều thách thức
Mặc dù Việt Nam đạt kết quả tốt về thứ hạng phát triển ngành du lịch nhưng nước ta vẫn còn phải đối diện nhiều với nhiều thách thức khác như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và vấn đề môi trường.
- Cơ sở hạ tầng
Mặc dù việc đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam gia tăng gấp nhiều lần so với quốc tế, nhưng một số sân bay vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.
Theo Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (ACV), sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM) vẫn chưa được cải tạo từ năm 2015 và đang hoạt động với công suất quá tải 30%. Sân bay quốc tế Nội Bài cũng đạt 15% tỷ lệ vượt mức.
Nhiều nhà đầu tư đã đưa ra các biện pháp ngắn hạn như giảm bớt số lượng nhà hàng ăn uống, gia tăng phòng chờ, sắp xếp lại các quầy cửa hàng,... Bên cạnh đó, Chính phủ cũng lên kế hoạch dài hạn như xây dựng sân bay mới tại điểm du lịch nổi tiếng, nhằm giảm bớt gánh nặng cơ sở hạ tầng ở thành phố lớn.
Tắc nghẽn về hạ tầng chính là nút thắt cản trở sự phát triển của ngành du lịch trong nước. Điều này đòi hỏi sự chung tay, giúp đỡ của nhiều tổ chức, ban ngành cùng cộng đồng mỗi người Việt.
- Nhân lực
Hậu Covid, Việt Nam đứng trước sự thiếu hụt lớn về chất lượng, số lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. Khách sạn, nhà hàng vẫn đang gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn về dịch vụ chăm sóc khách hàng, phục vụ, dọn phòng, bảo trì thiết bị,... Vì vậy, có thể nói vấn đề đào tạo nhân lực chất lượng là mục tiêu thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong giai đoạn hậu covid.
- Vấn đề môi trường
Ngành du lịch phát triển tạo sức ép lớn đến tài nguyên môi trường như nhu cầu nguồn nước sạch, hệ thống xử lý rác thải, nước thải, xói mòn đất, biện động nơi cư trú, ảnh hưởng đến cuộc sống loài động vật,... Nếu không có biện pháp giải quyết vấn đề này ổn thỏa sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan sinh thái, gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm đến con người,...
Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức nhưng hy vọng rằng ngành du lịch Việt Nam sẽ vững vàng vượt qua mọi sóng gió, nắm bắt cơ hội và nhanh chóng đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Phương Thảo
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên