Công nghệ phát triển, xu hướng tuyển dụng và ứng tuyển online được dịp lên ngôi. Thế nhưng rất nhiều các ứng viên đã phải nếm mùi thất bại, thậm chí nhận được những cái nhìn không mấy thiện cảm từ các nhà tuyển dụng vì những bộ hồ sơ ứng tuyển “cười ra nước mắt”. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn tránh được những lỗi hồ sơ “ngớ ngẩn” có thể làm ảnh hưởng tới cơ hội nghề nghiệp của bạn :
1. Không viết bằng tiếng Việt có dấu!
Đây có lẽ là lỗi lầm khiến các nhà tuyển dụng dễ nổi điên nhất và thẳng tay loại luôn bạn khỏi tầm ngắm. Những bộ hồ sơ với câu chữ lộn xộn, lúc có dấu lúc lại không dấu khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không chuyên nghiệp. Tốt nhất, hãy viết bằng tiếng Việt có dấu (trừ trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu nộp hồ sơ tiếng Anh), dấu câu và xuống dòng đầy đủ. Thậm chí, điều khó tin là nhiều ứng viên lại dùng những mẫu câu không hợp lý, làm người khác dễ liên tưởng tới một trang chat online.
Chia thành các mục như thông tin cơ bản ứng viên, học vấn, kinh nghiệm làm việc để nhà tuyển dụng dễ theo dõi.
2. Quên… không ghi vị trí ứng tuyển!
Giữa hàng chục, hàng trăm hồ sơ ứng viên gửi về, điều này chắc sẽ làm các nhà tuyển dụng hoang mang lắm! Tuyệt đối tránh tình trạng “cứ thấy tuyển là gửi” mà không quan trọng vị trí đó có phù hợp hay không. Hãy nhớ ghi vị trí ứng tuyển ngay vị trí đầu trên hồ sơ của bạn. Tốt nhất, hãy ghi vị trí ứng tuyển vào tiêu đề thư ứng tuyển để nhà tuyển dụng dễ theo dõi.
Ví dụ: Ứng tuyển vị trí nhân viên Lễ tân khách sạn A_Nguyễn Văn B.
3. Xưng “mình” với nhà tuyển dụng!
Điều này không những nói lên sự không chuyên nghiệp của bạn và còn thể hiện bạn không tôn trọng nhà tuyển dụng. Hãy chia mục và viết theo kiểu liệt kê, hạn chế dùng đại từ nhân xưng. Trong trường hợp bắt buộc phải sự dụng, hãy xưng “tôi”!
4. Không chú trọng khi viết tóm tắt hồ sơ
Nhiều ứng viên thường bỏ trống bước này hoặc viết cẩu thả, qua quýt cho có bởi suy nghĩ trong hồ sơ có đầy đủ hết. Đây quả thực là sai lầm! Một đoạn mô tả ngắn sẽ giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, làm họ để mắt tới hồ sơ của bạn trước khi đọc.
Ví dụ: Tôi là Nguyễn Văn A, tốt nghiệp Khoá học cookery certificate 3 tai TAFE Sydney, Úc và Trường Du lịch Saigontourist. Tôi đã có 10 năm kinh nghiệm làm bếp trưởng tại Sài Gòn Mũi Né Resort, Nhà hàng Cofetti và Bệnh viện quốc tế Colombia Asia Bình Dương. Với tinh thần cầu tiến và ham học hỏi, tôi rất mong được thử sức tại môi trường làm việc chuyên nghiệp của khách sạn!
5. Bỏ lỡ cơ hội vì giấy tờ thủ tục
Nhiều ứng viên đã để vuột mất cơ hội nghề nghiệp của mình chỉ vì không đủ giấy tờ theo thủ tục. Thay vì tức tốc lao về quê để xin đầy đủ giấy tờ, dấu xác nhận,.. hãy gửi hồ sơ ứng tuyển càng sớm càng tốt cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bằng cấp cũng không phải vấn đề quá quan trọng trong nghề khách sạn, thay vào đó hãy mô tả chi tiết kinh nghiệm làm việc, những kết quả đạt được và thể hiện tốt nhất có thể năng lực cũng như sự hòa đồng, thân thiện trong thời gian thử việc nhé!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên