Nhiều cơ sở cho phép nhân viên hỏi hay áp dụng quy tắc last order với khách để đảm bảo quán được đóng cửa đúng giờ. Bạn đã từng nghe qua thuật ngữ last order chưa? Bạn hiểu last order là gì? Làm thế nào để khách không order món vào phút cuối?... Bài viết dưới đây của Hoteljob.vn mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Last order nếu được áp dụng đúng cách không chỉ khiến cơ sở bán được sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng; nhân viên yên tâm và vui vẻ làm việc; mà còn mang đến sự hài lòng cao về chất lượng phục vụ của quán. Vậy last order là gì mà có lợi đến thế?
Last order là gì?
Last order hay last call nghĩa là lượt gọi cuối, áp dụng cho đồ ăn, thức uống hay bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào khác (nếu có) của nhà hàng, khách sạn mà khách được phép mua trước khi cơ sở đó đóng cửa theo thời gian quy định.
Last order chỉ áp dụng với nhà hàng, quán cà phê hay quầy bar quy định giờ đóng cửa, không áp dụng với những cơ sở phục vụ 24/24h hoặc xuyên đêm.
Last order được thông báo thế nào?
Tùy vào lựa chọn của mỗi cơ sở mà việc thông báo sẽ được diễn ra khác nhau, như một cách tạo ra tín hiệu lạ tai lạ mắt để gây chú ý đến khách. Đó có thể là rung chuông hay nhấp nháy đèn; một số nơi thông báo trực tiếp bằng lời nói nhưng phải lịch sự và thân thiện.
Last order được nhân viên phục vụ hay bartender, barista thông báo đến khách để nhận về lời phản hồi liên quan, order món cuối hoặc bảo không và nhận biết rõ rằng mình sắp đến lúc phải thanh toán và rời đi.
Tại sao phải áp dụng last order?
Làm phục vụ hoặc nhân viên pha chế tại nhiều cơ sở hẳn ít nhiều cũng gặp qua những vị khách vào quán khi đêm khuya hay gọi thêm món sát giờ đóng cửa. Khi đó, rất khó để từ chối phục vụ khách. Vì đúng là quán chưa đến thời gian ngưng hoạt động theo niêm yết, ông chủ nào cũng muốn tận dụng tăng thêm doanh thu, nhân viên lại chưa đến giờ tan ca ra về… Nhưng nếu nhận phục vụ thì rất có thể tất cả sẽ phải về muộn, vì còn bận phục vụ và dọn dẹp rất nhiều thứ. Đồ ăn thì nồi, chảo, dao, thớt, rổ, rá… Đồ uống thì máy xay sinh tố, ly, tách, dĩa, muỗng… Rồi gấp bàn, ghế, rút khăn trải bàn, lọ hoa các kiểu. Việc hào hứng đợi đến giờ hết ca để bấm công ra về sau một ngày làm việc năng suất nhưng rồi bị phá ngang bởi một đoàn khách order vào phút cuối cũng khiến tâm trạng của nhân viên bị ảnh hưởng, chất lượng phục vụ khi đó chắc chắn cũng sẽ không đảm bảo 100% năng suất. Ngoài ra, với các order phục vụ đồ uống có cồn, khách dùng càng trễ sẽ lại càng nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, mâu thuẫn - bạo lực hay ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe; các quán không thiết lập hệ thống chống ồn, cách âm cũng tạo nên tiếng ồn vào đêm khuya ảnh hưởng đến đời sống của khu dân cư lân cận. Do đó, nhiều cơ sở “có tâm” kiên quyết áp dụng last order để đảm bảo chất lượng dịch vụ chung.
Thông thường, khi đến thời gian last order, nhân viên sẽ tiến hành dọn dẹp và vệ sinh theo phần việc liên quan đến nhiệm vụ được phân công. Lúc này, nếu khách gọi thêm món thì chẳng khác nào nhân viên phải lôi mọi thứ đã được cất gọn ra phục vụ họ, rồi sau đó lại dọn dẹp và vệ sinh tiếp một lần nữa, cực kỳ tốn công và mất thời gian.
Trong khi nhiều quốc gia không quy định áp dụng giờ đóng cửa cố định cho quán bar, club và quán có thể đón khách 24/24h thì một số nơi khác lại bắt buộc “giờ giới nghiêm”, thậm chí đưa vào Luật. Luật pháp Việt Nam hiện cũng chưa có quy định cụ thể về điều này. Tuy nhiên, việc giới hạn thời gian mở cửa đón khách là cần thiết và nên được áp dụng tại hầu hết các quán bar, vũ trường, club…
Áp dụng last order là thật sự cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ khách cũng như hạn chế những khách có sở thích gọi món sát giờ đóng cửa. Hy vọng với bài giải thích last order là gì cũng như những thông tin liên quan khác là hữu ích, như một gợi ý hay để cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động và phục vụ khách hiệu quả hơn.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên