MỤC LỤC
Nhiều người mặc định ai làm nghề pha chế đồ uống có cồn cũng là “đô trưởng” hay “ma men”, “ngàn ly không gục ngã”… Ấy vậy mà, sự thật là có những Bartender nhấm rượu thôi đã có chuyện, hoặc nhấp vài ngụm đã mắt lừ đừ, thân lảo đảo.
Bartender tiếp xúc với rượu mỗi ngày
Điều này hoàn toàn đúng. Bởi công việc của Bartender là pha chế đồ uống có cồn, tức nguyên liệu chính là rượu, hoặc thậm chí, trong một số món giản đơn cho phái nữ, thành phần trong đó cũng bao gồm lượng rượu nho nhỏ. Như thế có nghĩa là, làm công việc này bắt buộc phải tiếp xúc với rượu mỗi ngày, rất nhiều chủng loại và độ mạnh, nhẹ khác nhau. Tiếp xúc ở đây không đơn giản chỉ là cầm hay ngửi rượu, Bartender trong quá trình sáng tạo món mới còn cần phải thử rượu, để tự kiểm định xem mùi vị đồ uống mới thế nào, sự kết hợp của các nguyên liệu, bao gồm rượu ra sao… trước khi trình Bar trưởng hay quản lý, chủ cơ sở thưởng thức qua và cho phép đưa vào menu phục vụ khách. Đó là còn chưa kể đến phải tiếp khách, chuyện uống rượu là thường xuyên.
Làm Bartender thì tửu lượng cao, uống rượu nhiều?
Nói thế này hẳn người ngoài ngành ai cũng gật gù nhỉ. Vì chuyện tiếp xúc với rượu để làm việc hay tiếp khách diễn ra hàng giờ, mỗi ngày. Cứ thế, uống nhiều lên đô là hiển nhiên chứ! Đúng là có không ít Bartender đô cao vút, ngỡ ngàn ly không say. Nhưng cũng có người chỉ dừng lại ở mức biết uống, uống được chút chút để làm nghề.
Hơn nữa, nghề Bartender không chỉ dành cho nam, nhiều phụ nữ cũng tìm thấy niềm đam mê và lý do chính đáng để dấn thân và gắn bó lâu dài với nghề. Mà nữ giới thì phần đa tửu lượng không cao được như nam giới, người nữ nào uống nhiều lắm thì cũng vài ly rượu mạnh, vài chai bia tươi. Chưa kể, ai xác định làm nghề “sạch”, đi lên bằng năng lực sẽ luôn có chừng mực trong công việc và giao tiếp, biết giữ mình để dừng lại đúng lúc khi bị khách ép khéo tiếp rượu cùng họ. Do đó, nói ai làm bartender cũng tửu lượng cao, uống rượu nhiều thì chưa chắc.
“Sợ rượu” nhưng vẫn làm Bartender
“Sợ rượu” ở đây không có nghĩa là nỗi sợ cực đoan hay từ chối hẳn việc uống và thử rượu. Người làm Bartender “sợ rượu” khi có vấn đề về sức khỏe (như dị ứng với cồn hay bất cứ thành phần nào làm nên rượu) hoặc tửu lượng kém (không uống được nhiều rượu). Vì thế, họ linh hoạt hơn trong công việc bằng cách thực hành đong đếm thật chuẩn xác và quen tay liều lượng pha chế; chỉ nhấp nháp một chút khi cần cảm nhận hương vị đồ uống để cân bằng vị chuẩn mà khách hàng muốn; hay khéo léo từ chối lời đề nghị của khách khi họ có ý bảo Bartender uống rượu cùng.
Sau nhiều năm làm nghề, một Bartender có tay nghề nhận định: Vị giác tốt không có nghĩa là tửu lượng tốt. Đô cao hay thấp còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Đừng cố ép người hay ép mình quá, có thể gây hậu họa ngoài ý muốn.
_ Thy.
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên