MỤC LỤC
Các chỉ số hiệu suất (KPI) rất cần thiết trong việc tìm ra điểm cần cải thiện trong hoạt động kinh doanh và là yếu tố hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Ngoài dòng tiền, chi phí, nguyên vật liệu còn khá nhiều KPI khác trong F&B. Theo dõi bài viết sau để hiểu thêm nhé.
Ngành công nghiệp thực phẩm có phạm vi vô cùng rộng và biến động không ngừng. Ngoài đánh giá cá nhân, KPI cho nhà hàng được tính ở nhiều dạng, phản ánh nhiều khía cạnh và vị trí khác nhau.
Tiêu chí đánh giá nhà hàng dựa trên doanh thu (tính bằng tiền)
1. Doanh thu trên từng giờ lấp đầy chỗ ngồi (RevPASH): Đây là thước đo doanh thu mà mỗi nhà hàng kiếm được trên mỗi giờ chỗ ngồi được lấp đầy. Giá trị của KPI càng cao thì thu nhập mà nhà hàng nhận được từ số chỗ ngồi nhất định càng lớn. Điều này giúp bạn xác định được khoảng thời gian bán hiệu quả nhất từ việc sắp xếp chỗ ngồi.
2. Doanh thu trên từng mét vuông kinh doanh (RevPAM): Nó được tính toán đơn giản bằng cách chia tổng doanh thu trong một khoảng thời gian cụ thể cho tổng diện tích (m2) Tiêu chí này hữu ích trong việc đo lường mức sử dụng và doanh thu của một chỗ ngồi mỗi giờ. Nó cho phép hiểu rõ hơn và lập kế hoạch cho người quản lý nhà hàng.
3. Doanh thu trung bình trên bàn: Doanh thu của các bàn trong một nhà hàng là khác nhau và thậm chí có những bàn vượt trội hơn hẳn. Quản lý doanh thu trên từng bàn giúp nhà hàng xác định được đâu là vị trí yêu thích của khách hàng. Từ đó có những nghiên cứu, thay đổi để cải thiện các vị trí khác cho phù hợp với xu hướng của khách hàng.
Tiêu chí đánh giá nhà hàng dựa trên công suất sử dụng
4. Tỷ lệ huỷ đặt chỗ: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khách hàng có nhiều lựa chọn khác hoặc kênh truyền thông của nhà hàng đang gặp vấn đề.
5. Tỷ lệ đặt bàn online: Nếu nhà hàng thường xuyên nhận được các cuộc điện thoại đặt lịch hay đặt chỗ online thì đồng nghĩa với việc thương hiệu nhà hàng bạn đang được quảng bá rộng rãi và được nhiều người biết đến hơn. Đồng thời,chỉ số này cũng cho thấy số lượng khách hàng đặt bàn trước vì họ không muốn thất vọng khi đến quán ăn yêu thích mà phải về vì hết bàn trống.
6. Khách mỗi bàn: Đây là số lượng khách hàng đã thanh toán một hoá đơn xác định hoặc số lượng khách hàng ngồi trên mỗi bàn. Chỉ số KPI này giúp bạn có thể theo dõi lượng khách hoặc quy mô từng nhóm khách mà bạn đã phục vụ. Tùy thuộc vào nhà hàng của bạn và loại đồ ăn bạn phục vụ, giá trị này phải nằm trong phạm vi chấp nhận được.
7. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ăn uống: Đây là thước đo cho thấy số lần khách hàng ghé thăm nhà hàng và đặt các món ăn có trong menu của nhà hàng.
8. Số lượng khách hàng: KPI này biểu thị tổng số lượng khách hàng mà nhà hàng đã phục vụ theo từng ngày từng tháng, năm. Qua đó có cơ sở để tiến hành phân tích tìm ra những ngày nào đông khách nhất, và xác định được giải pháp gia tăng số lượng khách hàng.
Tiêu chí đánh giá nhà hàng qua phản hồi khách hàng
9. Khách hàng hài lòng về tốc độ phục vụ: Dù lý do là gì thì việc đồ ăn được phục vụ lâu hơn thời gian bình thường cũng sẽ khiến khách hàng không hài lòng. KPI này có thể sử dụng để đánh giá khả năng chế biến của đầu bếp và ứng biến của nhân viên phục vụ trước yêu cầu của khách hàng.
10. Khiếu nại theo đơn đặt hàng của nhà hàng: Phản hồi của khách hàng rất đa dạng, không nhà hàng nào có thể làm hài lòng 100% lượng khách. Nếu thi thoảng có một vài khách phàn nàn thì không đáng lo, tuy nhiên nếu con số đó lên đến ⅓ hay ¼ lượng khách thì bạn cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề của nhà hàng mình
Xem thêm: Cách xử lý những đánh giá online tiêu cực đối với nhà hàng
11. Phản hồi tích cực từ khách: Chỉ số KPI này giúp bạn đánh giá mức độ hiệu quả của nhà hàng trong việc mang đến cho khách một trải nghiệm ăn uống tuyệt vời. Tỷ lệ này càng cao, khách hàng của bạn càng hài lòng với chất lượng món ăn và loại hình dịch vụ mà bạn cung cấp.
12. Tiền hoa hồng từ mỗi đơn hàng: Tiêu chí KPI này được tính bằng cách thể hiện số tiền boa thu được theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị của các hóa đơn. Chỉ số này giúp bạn đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng cũng như chất lượng dịch vụ do nhân viên cung cấp.
Tiêu chí đánh giá nhà hàng qua dịch vụ
13. Hiệu suất phục vụ bàn của nhân viên: KPI này biểu thị số lượng bàn trung bình được phục vụ bởi một nhân viên trong khoảng thời gian nhất định. Giá trị này được xác định dựa trên các yếu tố như tổng số chỗ ngồi trong nhà hàng, tổng số nhân viên phục vụ, giờ phục vụ cao điểm,...
14. Tỷ lệ từ chối phục vụ món: Từ chối phục vụ vì không có sẵn hoặc hết hàng sẽ phần nào làm giảm trải nghiệm của khách hàng. Do đó, hãy đảm bảo rằng tình huống như vậy không bao giờ tiếp diễn trong nhà hàng của bạn bằng cách sử dụng KPI này nhé.
15. Các món mới trong menu: Ngành F&B thay đổi liên tục để phù hợp với xu hướng và sở thích của khách hàng. Để tồn tại và giữ chân được khách hàng thì việc liên tục giới thiệu các món mới trong thực đơn là không thể thiếu.. Các món ăn mới sẽ thu hút khách hàng quay lại quán để trải nghiệm.
Nhìn chung, có rất nhiều cách để tính KPI trong ngành F&B, Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn sẽ sử dụng tất cả những cách đó, hãy chọn lọc những tiêu chí phù hợp nhất để mang lại hiệu quả tối đa cho việc kinh doanh và phát triển nhà hàng của bạn.
Đánh giá hiệu suất là gì? Mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên khách sạn - nhà hàng
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên