"Khách báo ví để trong phòng bây giờ không tìm thấy!
Khách báo mất tiền và nghi ngờ nhân viên buồng phòng lấy!
Khách báo mất nhẫn ...!
Khách báo mất đồng hồ đắt tiền ...!"
Những tình huống như thế này chắc chắn không quá xa lạ ở bất cứ khách sạn nào. Và hầu hết mọi sự nghi ngờ đều được khách đổ dồn về housekeeping (HK). Đó cũng là điều dễ hiểu bởi HK là bộ phận đảm nhiệm các công việc dọn dẹp trong phòng khách, người có khả năng tiếp xúc với đồ dùng riêng tư của khách nhiều nhất.
Cùng theo dõi câu chuyện thực tế được bạn Sau Diep chia sẻ sau đây - Nằm trong khuôn khổ Cuộc thi kể chuyện: "1001 tình huống nghề khách sạn": Housekeeping bị nghi ngờ “thu nhầm” đồ giá trị khi dọn phòng khách đang lưu trú.
“Khi đến phòng 40* gõ cửa 3 lần và xưng danh housekeeping (HK). Khách không ở phòng, HK mở cửa hé và tiếp tục xưng danh một lần nữa xác định khách không ở phòng. HK vào bắt đầu công việc của mình (Ghi thời gian bắt đầu vào phòng). Kiểm tra, chụp hình ảnh tất cả những đồ có giá trị lại và gửi lên nhóm FO .
Hôm đó mình rất ấn tượng có đôi bông tai của khách đặt trên bàn ăn. Sau khi kiểm tra xong mình bắt đầu dọn dẹp và bổ sung đồ cho khách theo tiêu chuẩn. Kiểm tra lại lần cuối đảm bảo đủ đồ sau đó rời khỏi phòng. (Ghi thời gian rời khỏi phòng)
Nhưng không ngờ hôm sau khách check out báo mất đôi bông tai vàng. Khách nói là để trong bàn trang điểm ở nhà tắm. Bộ phận lễ tân đã ngay lập tức liên lạc với mình:
FO: Hôm qua HK dọn phòng ở lưu có thu nhầm của khách không ạ?
HK: Hôm qua bên chị có dọn phòng và cũng chụp hình đôi bông tai gửi lên nhóm FO rồi. Nhưng bông tai để ở bàn ăn chứ không phải ở trong nhà tắm.
FO: Vâng! Để em kiểm tra và báo lại với khách (Khách xác nhận hình ảnh gửi trên nhóm FO đúng đôi bông tai đang cần tìm )
FO : Chị ơi khách vẫn khẳng định là mất và yêu cầu check camera (vì toàn bộ hành lang dc lắp camera).
Lúc này bộ phận an ninh vào cuộc, check camera và gọi HK giải trình thời gian ra vào. Sau khi check camera kèm hình ảnh HK chụp. An ninh xác nhận HK đã làm đúng quy trình và thời gian ghi trên biên bản công việc hằng ngày.
FO: Dạ khách đã tìm thấy đôi bông tai. Khách để ở trong ví ạ.
HK : Haiz…”
Câu chuyện mà bạn Sau Diep kể ra chỉ là một trong những sự cố trong trăm ngàn tình huống có thể phát sinh mỗi ngày ở môi trường khách sạn. Qua đó, chúng ta rút ra cho mình bài học: Là nhân viên buồng phòng nhất định phải nhớ khi dọn phòng khách đang lưu trú tuyệt đối không đụng đến đồ của khách. Cẩn thận chụp hình lại tất cả những đồ có giá trị để làm bằng chứng khi cần. Điều quan trọng phải ghi chép chính xác thời gian vào ra phòng trên biên bản công việc hằng ngày.
Khi bạn làm tốt công việc, đúng bổn phận của mình thì đó chính là cơ sở để những nghi ngờ không đi quá xa. Bởi không phải lúc nào khách cũng tìm lại được ngay món đồ như vị khách trong câu chuyện trên.
Thời điểm này, Cuộc thi kể chuyện "1001 tình huống nghề khách sạn" trên Fanpage Nghề khách sạn đang diễn ra rất sôi động, nhiều câu chuyện thú vị, vui có buồn có được nhân sự nghề khách sạn chia sẻ cùng nhau. Nếu bạn cũng là một nhân sự trong nghề, có thể truy cập cuộc thi Tại đây để kể những câu chuyện của riêng mình và nhận được những giải thưởng hấp dẫn nhé!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên