MỤC LỤC
Đuối nước là tai nạn hoàn toàn có thể xảy ra trong khách sạn có hồ bơi hay các khu nghỉ dưỡng cạnh bãi biển. Do đó, ngoài nhân viên cứu hộ - các vị trí khác cũng cần nắm vững quy trình sơ cứu đúng cách để cứu khách bị đuối nước trong trường hợp khẩn cấp.
Khi gặp khách bị đuối nước, bạn sẽ xử lý như thế nào?
► Cách đưa người bị nạn lên khỏi mặt nước
- Trường hợp người bị nạn còn vùng vẫy dưới nước:
+ Ném phao, sợi dây hoặc dùng gậy dài đưa cho người bị nạn cầm được
+ Tìm điểm tựa - tư thế phù hợp kéo người đuối nước vào bờ, đưa lên khỏi mặt nước
- Trường hợp người bị nạn không còn đủ tỉnh táo để cầm - nắm và người cứu hộ biết bơi:
+ Nhảy xuống nước (kèm theo phao - nếu có), bơi ngay đến khu vực cứu người, nắm tóc hoặc ôm thân người đưa đầu người bị nạn nhô lên khỏi mặt nước, lay má - tát vào mặt để tạo phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
+ Quàng tay qua nách, quay mặt người bị nạn ngửa lên trên, nâng gáy - dùng kiểu bơi ếch ngửa đưa họ vào bờ.
► Hướng dẫn sơ cứu đúng cách người bị đuối nước
Sau khi đưa người bị nạn lên bờ, sẽ xảy ra các tình huống: có người không sao cả do chỉ uống vài ngụm nước; có người thì ho sặc - hơi khó thở; có trường hợp thì bất tỉnh. Và việc sơ cứu khẩn cấp chủ yếu đặt ra với người bị bất tỉnh là chính.
Với trường hợp người bị đuối nước, thường sẽ tiêu thụ cạn kiệt lượng oxy rồi mới ngất đi - nên điều tiên quyết cần làm ngay là hà hơi thổi ngạt để cung cấp oxy cho người bị nạn - sau đó mới là ép tim ngoài lồng ngực. Quy trình thực hiện như sau:
• Đặt người đuối nước nằm ngửa trên mặt phẳng cứng - nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo - dây thắt lưng (nếu có)
• Khai thông đường hô hấp bằng cách chỉnh đầu người bị nạn nghiêng sang bên, dùng khăn vải hoặc gạc móc hết dị vật - đờm dãi ra
• Sau đó, để người đuối nước nằm ngửa - nâng cằm (chú ý không để đường thở bị gập).
• Hít một hơi bình thường - thổi vào miệng người bị nạn với tốc độ vừa phải, kéo dài khoảng hơn 1 giây (lưu ý không thổi quá nhanh, quá mạnh). Thực hiện liên tục 5 lần thổi ngạt. Nếu người đuối nước là người lớn - dùng tay bịt mũi và thổi hơi vào miệng còn nếu là trẻ nhỏ thì người sơ cứu nên ngậm kín cả miệng lẫn mũi của trẻ khi thổi.
• Sau 5 hơi thổi ngạt mà nạn nhân không có phản ứng tích cực nào (lay gọi không biết, chưa thở được) thì cần ép tim ngoài lồng ngực.
• Người sơ cứu để hai bàn tay chồng lên nhau, các ngón của bàn tay trên móc gập vào kẽ của bàn tay dưới - đặt tay lên vùng giữa ngực (giữa 2 núm vú), dùng lực tay, vai và thân mình ép theo nhịp vuông góc với lồng ngực của người bị nạn sao cho phần xương ức lún xuống khoảng 4 - 5cm, sau đó nới lỏng tay ra. Thực hiện liên tục 10 - 15 nhịp ép tim.
Cần thực hiện đúng phương pháp sơ cứu người bị đuối nước
• Nếu chỉ có 1 người sơ cứu thì kết hợp 3 hơi thổi ngạt và 10 nhịp ép tim. Trường hợp có 2 người cùng thực hiện sơ cứu thì một người thổi ngạt - đồng thời một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi người bị nạn tim đập, hồi tỉnh trở lại.
• Khi người bị nạn tỉnh lại sẽ nôn ra nước nên phải để kê gối/ khăn gập thành gối dưới 2 vai - nới rộng quần áo để phòng người đuối nước không bị ngạt thở trở lại vì sặc chất nôn. Sau đó, nếu người đuối nước hồi tỉnh và nhận thức được thì việc sơ cứu khẩn cấp đã thành công.
• Nếu sơ cứu có kết quả, người bị nạn đã thở trở lại nhưng vẫn còn mê thì nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc taxi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển đó cần tiếp tục sơ cứu và đắp giữ ấm cho người bị đuối nước.
• Chỉ nên bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim khoảng 2 tiếng mà không thấy người bị nạn hồi phục.
► Sai lầm cần tránh khi sơ cứu người bị đuối nước
Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ mà thấy bất tỉnh, một số người thực hiện việc sơ cứu bằng phương pháp dân gian gọi là “xốc nước”: vác lên vai và chạy hoặc dốc ngược người bị nạn xuống. Thực tế cũng có những trường hợp đem lại hiệu quả. Tuy nhiên theo nhận định của các bác sĩ, đây là một hành vi gây nguy hiểm vì:
- Làm chậm quá trình cung cấp oxy cho người bị nạn - mà việc chậm trễ này có thể khiến quá trình thổi ngạt - ép tim sau đó trở nên vô ích.
- Việc đẩy nước ra khỏi người bị nạn chưa mang tính cấp bách, ngược lại việc xốc nước có thể dẫn đến tình huống nước và các chất từ dạ dày chảy vào đường thở gây sặc, ngăn cản quá trình thở lại của người bị đuối nước.
Trường hợp gặp người bị đuối nước, việc sơ cứu đúng cách tại hiện trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự sống còn cũng như không để dẫn đến những tổn thương thần kinh nếu sống sót. Mong rằng những chia sẻ này của Hoteljob.vn sẽ giúp bạn trang bị kỹ năng cần thiết cho mình để cứu nạn người bị đuối nước trong tình huống khẩn cấp.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên