Cách sơ cứu khi bị bỏng cho nhân viên khách sạn - nhà hàng [Series Xử lý tình huống khẩn cấp]

Môi trường dịch vụ phục vụ ăn uống - ngủ nghỉ như khách sạn - nhà hàng tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng vì rất nhiều nguyên do, phổ biến nhất là lửa hay nước sôi. Vậy làm gì khi bị bỏng để hạn chế tối đa những thương tổn nặng? Tham khảo ngay cách sơ cứu khẩn cấp đúng loại - đúng quy trình được bác sĩ khuyến cáo sau đây...

cách sơ cứu khi bị bỏng
Bỏng do lửa hay nước sôi là tai nạn thường gặp trong môi trường ăn uống, nghỉ ngơi như khách sạn - nhà hàng

Ai có thể bị bỏng tại khách sạn - nhà hàng?

Câu trả lời là bất cứ ai. Đó có thể là:

- Nhân viên bếp sơ ý bị bỏng lửa/ hơi nóng/ nước sôi/ dầu mỡ... trong quá trình chế biến món ăn

- Nhân viên phục vụ bị bỏng hơi nóng/ nước sôi khi mang đồ ăn, thức uống phục vụ khách

- Bartender bị bỏng hơi nóng/ lửa/ nước sôi/ hóa chất khi trình diễn và pha chế đồ uống

- Nhân viên buồng phòng, vệ sinh công cộng bị bỏng nước sôi/ hóa chất khi pha dung dịch làm vệ sinh

- Khách hàng, cả người lớn và trẻ nhỏ, bị bỏng nước sôi, lửa do sơ ý khi dùng bữa hay sinh hoạt trong phòng

- ...

cách sơ cứu khi bị bỏng
Bỏng có thể ở mắt - mặt - bàn tay - chân - lưng - bẹn - hay toàn thân tiềm ẩn nguy cơ để lại những biến chứng hay di chứng xấu sau chữa trị.

 

Bỏng là tai nạn thường gặp, nhất là trong môi trường dịch vụ như khách sạn - nhà hàng. Tùy vào mức độ tổn thương (*), tác nhân gây bỏng mà lựa chọn cách sơ cứu tương ứng phù hợp trước khi chuyển đến bệnh viện cấp cứu nếu nặng nhằm giảm thiểu hệ quả không mong muốn, nặng nhất có thể bị tàn phế, hoại tử da đến tử vong. Nghiệp vụ sơ cấp cứu một số tình huống thường gặp khi làm việc cần được đào tạo kỹ lưỡng, gồm cả lý thuyết và thực hành để nhân viên áp dụng chính xác vào thực tế khi cần.

cách sơ cứu khi bị bỏng

 

cách sơ cứu khi bị bỏng


Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng

Dù nạn nhân bị bỏng nặng hay nhẹ thì việc sơ cứu là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần đảm bảo xử lý đúng và kịp thời để không khiến vết bỏng trầm trọng hơn.

Việc sơ cứu vết bỏng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

+ Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

- Ngay lập tức tách nạn nhân ra khỏi nguồn bỏng

- Xả nước trực tiếp và liên tục vào vết bỏng càng sớm càng tốt, khoảng 15-20p, tối đa 30p để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da, đồng thời giảm độ sâu của vết bỏng để độ bỏng là nhẹ nhất có thể. Lưu ý là chỉ sử dụng nước lạnh sinh hoạt thông thường, không phải là nước đá

- Dùng gạc hoặc bông thấm nước đắp vào chỗ bỏng để giảm cảm giác đau rát, tránh vi khuẩn xâm nhập

- Tuyệt đối không được tự ý chọc vỡ các phỏng nước tại vết bỏng

- Trường hợp vết bỏng nhẹ có thể tự xử lý tại nhà - nếu nặng cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chữa trị

cách sơ cứu khi bị bỏng
Rửa và ngâm vết bỏng trong nước lạnh là bước sơ cứu phải làm để làm dịu và giảm độ sâu của vết bỏng

+ Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa

- Dập tắt nguồn lửa gây bỏng bằng cách dội nước hoặc lấy chăn, vải chất liệu thô trùm lên người

- Không cởi quần áo ở vị trí đã dính vào vết bỏng vì sẽ khiến vùng da tại đây bị lột ra theo, làm tăng mức độ nghiêm trọng của vết thương, đồng thời khiến nạn nhân đau đớn vô cùng

- Dùng băng y tế hoặc vải sạch che vùng bị bỏng lại để tránh nhiễm trùng

- Đưa nhạn nhân đến bệnh viện để được chữa trị đúng cách và an toàn

+ Cách sơ cứu khi bị bỏng hóa chất

- Lập tức cởi bỏ quần áo và tư trang tại chỗ bỏng, lưu ý không dùng tay trần để làm vì có thể tự gây bỏng cho chính mình

- Rửa vết bỏng liên tục bằng nước pha bicacbonat nếu bị bỏng do axit hoặc nước pha chanh hoặc giấm nếu bị bỏng do chất kiềm để làm loãng nồng độ của hóa chất

- Trường hợp bị bỏng ở mắt cần rửa rồi ngâm mắt trong nước sạch khoảng 20p, sau đó dùng một mảnh vải mỏng sạch băng mắt lại

- Đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời và đúng cách

* Lưu ý: dù nguyên nhân gây bỏng là lỗi thuộc về ai thì phía khách sạn - nhà hàng hay các nhân viên khác cũng cần hết sức bình tĩnh, trấn an nạn nhân và hỗ trợ thực hiện quy trình sơ cứu đúng cách - đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.


Những sai lầm mắc phải khi sơ cứu vết bỏng

- Ngâm vết bỏng trong nước đá lạnh hay chườm qua với đá lạnh; điều này có thể khiến thân nhiệt nạn nhân bị hạ xuống, dẫn đến tình trạng co mạch máu, co cơ và làm cho vết bỏng nghiêm trọng hơn.

- Bôi kem đánh răng lên vùng da bị bỏng lửa hay nước sôi - trong kem đánh răng có chất kiềm nhẹ sẽ khiến nạn nhân đau rát hơn. Có thể sử dụng kem đánh răng để làm dịu vết bỏng axit sau khi đã làm loãng nồng độ bằng cách sơ cứu trên đây

- Bôi các thứ như nước mắm, vắt nước củ ráy hay củ chuối lên vết bỏng như lời đồn, điều này chỉ khiến chỗ bị tổn thương dễ nhiễm trùng hơn, việc điều trị cũng trở nên lâu và khó khăn hơn

- Chọc vỡ các bóng nước tại vết bỏng có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.

cách sơ cứu khi bị bỏng
Hãy để bóng nước tự vỡ thay vì chọc khi đang bị phồng rộp

Mẹo hay chữa bỏng không phải ai cũng biết

Tồn tại một mẹo dân gian cực hay xử lý bỏng ngoài da, vết bỏng không hoặc chưa phồng rộp êm ngay lập tức - đó là: nhanh chóng, sớm nhất có thể TÈ vào ngay chỗ bỏng, tức là rửa vết bỏng bằng nước tiểu người. Mẹo này vô cùng hiệu nghiệm và đã được kiểm chứng qua 2 câu chuyện thực tế sau đây:

#1. Bỏng pô xe máy

Có lần Ad đi phượt, chạy đường dài hàng trăm cây số, pô xe rất nóng nên chẳng may, lúc vừa dừng xe lại, loặc quoặc thế nào mà gí ngay gót chân vào pô, bỏng rẫy.

Tuy nhiên, vì đi một mình, chả xin nước tiểu của ai được, và cũng chả làm thế nào để tè vào gót chân. Thế là nhìn quanh, thấy cái vỏ bao thuốc lá gần đó, nhanh trí lột lấy bọc nilon, hứng, đổ vào. Ngay lúc ấy có thấy rát hơn nhưng dịu ngay lập tức. Vài tiếng sau, có thể sẽ lại cảm thấy rát nữa, thế là tè tiếp vài lần vậy bỗng thấy gót chân như chưa bao giờ bị bỏng vậy, không rát, không rộp, không sẹo.

#2. Lần Ad quản lý khách sạn ở Hà Nội

Đợt đó có đoàn sinh viên Canada thực tập tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội. Một cô sinh viên rất xinh trong đoàn chạy xe máy chẳng may lại bị bỏng ở chân. Khi về đến khách sạn, Ad bảo: "Để tao chữa cho mày bằng bài thuốc cổ truyền của Việt Nam" - xong mình im im, lấy nước tiểu đổ vào. Đúng là "thần dược" đã phát huy tác dụng như tình huống trên đây. Nhìn ai cũng vui và phục, cô sinh viên đó thì cứ theo xin mãi bài thuốc - nhưng mình kiên quyết không cho, phần vì ngượng, và hơn hết là sợ em ấy ngượng hơn.

-----------------------

Sơ cứu khi bị bỏng không khó. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến vết bỏng trở nên nghiêm trọng và khó chữa lành hơn, thậm chí để lại những hệ lụy suốt đời.

Thực tế cho thấy, người sơ cấp cứu thành thạo có thể giúp nạn nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm. Với trường hợp bỏng, 70% số ca bỏng sẽ lành tự nhiên và nhanh hơn nếu được giữ sạch - nhiều ca bỏng nặng, bỏng diện rộng để lại di chứng không đáng kể và mau lành vì được sơ cứu đúng cách trước khi đưa vào viện.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi khách bị đuối nước

Ms. Smile

Cách sơ cứu khi bị bỏng cho nhân viên khách sạn - nhà hàng [Series Xử lý tình huống khẩn cấp]
4.3 (133 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN