MỤC LỤC
Chưa bao giờ cuộc chiến với rác thải nhựa và túi nilon lại được quan tâm và đáng được quan tâm đến thế. Nhiều năm qua, chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương – Tập đoàn khách sạn Mường Thanh luôn nỗ lực “nói không” với đồ nhựa, rác thải nhựa, triển khai nhiều chiến dịch vì môi trường và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của không chỉ cán bộ nhân viên, mà còn của cả cộng đồng, dân sinh và ban ngành các cấp…
Lấy ý tưởng “cứu” môi trường từ một du khách quốc tế
Cách đây chừng khoảng 5 tháng, trào lưu dọn rác được khởi nguồn từ một tài khoản facebook tên Byron A Román. Người này đã chụp lại và đăng tải lên trang cá nhân 2 hình ảnh đối lập của cùng 1 địa điểm: trước đầy rác và sau đã được dọn sạch. Bài đăng thu hút đến 87.000 like, 290.000 share từ cộng đồng mạng. Nhận thấy hiệu ứng tích cực, anh kêu gọi “những thiếu niên đang nhàm chán” tham gia thử thách #BasuraChallenge/ #ChallengeforChange – chụp ảnh nơi cần làm vệ sinh cả trước và sau khi hoàn thành rồi đăng lên mạng. Tại Việt Nam, thử thách này được “Việt hóa” thành #Thử_thách_dọn_rác.
Ý tưởng đó dần lan rộng và trở thành trào lưu mạnh mẽ suốt một thời gian dài. Nhiều người Việt ở Đà Nẵng, Ninh Thuận… đã rủ nhau lập nhóm để tham gia thử thách nhặt rác ở các bãi biển, lưng núi, lòng sông hồ ngập ngụa ô nhiễm - tập đoàn khách sạn Mường Thanh cũng chính thức chung tay “cứu” môi trường sống bằng nhiều hành động, dự án, chiến lược thiết thực không chỉ trong phạm vi khách sạn phục vụ mà rộng ra cả khu vực, địa phương lân cận nơi tập đoàn kinh doanh. Bằng chứng là hôm 8/8 vừa qua, hơn 12.000 nhân viên nhà Mường tại 40 tỉnh thành đã ra quân dọn rác thải khu vực gần khách sạn để làm đẹp cảnh quan đô thị, làm sạch môi trường sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân sự nghề nói riêng, toàn cộng đồng người Việt nói chung. Được biết, chương trình được thực hiện tương tự ý tưởng trên, tức chụp ảnh địa điểm trước và sau dọn dẹp.
Mường Thanh ý thức được mình “góp công” không nhỏ vào lượng rác thải nhựa ra môi trường
Hoteljob.vn từng có bài kêu gọi “ngừng ngay hành vi xả rác thải nhựa ra môi trường nếu không muốn “giết chết” du lịch Việt” – bằng chứng là mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, đứng thứ 4 thế giới về lượng rác thải nhựa thải ra đại dương, trong đó, có khoảng 2,5 tấn sản phẩm từ nhựa, nhựa dùng 1 lần và túi nilon – ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của cộng đồng, tăng nguy cơ ô nhiễm lâu dài, bởi phần lớn rác thải nhựa phải mất đến 1.000 năm để phân hủy.
Thống kê từ chính Tập đoàn, năm 2018, hệ thống khách sạn Mường Thanh đã phục vụ khách hàng: 1,1 triệu ống hút nhựa + 2,3 triệu túi nhựa + > 1 triệu cốc nhựa, hộp nhựa + gần 200 tấn túi nilon. Những con số “biết nói” này dường như gây áp lực lên nhân sự toàn hệ thống trước trách nhiệm với bản thân, nơi làm việc và môi trường sống chung của cả cộng đồng trước khi vẫn tiếp tục có hành vi sử dụng và thải rác thải nhựa ra môi trường.
Từ 1/8/2019, Mường Thanh nói KHÔNG với dùng đồ nhựa
Thông tin chính thức từ Tập đoàn, từ 1/8/2019, Mường Thanh chính thức nói KHÔNG với dùng đồ nhựa trên toàn hệ thống khách sạn thành viên. Như vậy, gần 60 khách sạn Mường Thanh trên cả nước và Lào sẽ KHÔNG dùng ống hút nhựa, cốc nhựa, hộp nhựa, túi nilon… trong phục vụ khách hàng – phát động chiến dịch #NoPlastic, #NoPlasticForGreenLife.
Toàn bộ đồ Amenities của gần 60 khách sạn Mường Thanh sẽ được thay “áo mới”
Amenities (đồ dùng 1 lần, đồ tiêu hao khách sạn) trước nay đều chủ yếu được làm bằng nhựa, bao bọc bên ngoài bởi túi nhựa hay túi nilon. Với hệ thống gần 60 khách sạn – phục vụ hàng trăm nghìn lượt khách mỗi năm, tính sơ thôi cũng đủ thấy lượng rác thải, nhất là rác thải nhựa từ Tập đoàn khách sạn Mường Thanh thải ra môi trường mỗi ngày đáng sợ đến mức nào. Chưa kể, các khách sạn, cơ sở lưu trú khác cùng khu vực và trên cả nước cũng sử dụng và thay mới những mẫu amenities phổ biến như thế mỗi ngày.
Nhận thức được tính nguy hại của tình hình, chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương quyết định thay thế 13 loại vật dụng dùng 1 lần bằng nhựa và nilon gồm ống hút, ly/ cốc đựng nước, hộp đựng đồ, túi đựng đồ, túi đựng dao cạo, túi đựng tăm bông, túi đựng bàn chải, túi đựng lược, túi đựng xà bông, túi đựng kim chỉ, túi đựng chụp tóc, túi giặt là, vỏ đựng túi vệ sinh – chuyển sang làm từ vật liệu vải và giấy tự phân hủy.
Bên cạnh đó, nhân viên Mường Thanh được khuyến khích tái sử dụng cốc, ly, lon; có thể tận dụng đồ nhựa làm vật dụng trồng cây xanh – thu gom và phân loại rác trước khi thải ra môi trường – hạn chế tối đa việc dùng túi ni lon bảo quản đồ, tốt nhất nên dùng lá cây để bọc rau củ - sử dụng hộp thủy tinh thay vì hộp nhựa – khuyến khích mang theo bình đựng nước đi làm thay vì sử dụng cốc nhựa dùng 1 lần…
Mọi nhân viên, nhất là nhân viên dọn phòng có trách nhiệm giải thích cho khách lý do của sự thay đổi để mong khách hiểu và cùng chung tay hạn chế sử dụng - thải rác nhựa ra môi trường.
Ngoài ra, rất nhiều buổi ra quân dọn vệ sinh, thu gom, phân loại và xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa được thực hiện thành công tại khắp các tỉnh thành nổi bật nơi có khách sạn thành viên của Tập đoàn đang hoạt động kinh doanh như Vũng Tàu, Mộc Châu, Quảng Bình, Nha Trang, Phú Quốc, Cần Thơ…
Như câu châm ngôn đáng tự của người Mường “Chúng tôi không hứa, chúng tôi làm” – hơn 12.000 nhân viên Tập đoàn đã có những hành động thiết thực vì môi trường, nói KHÔNG với sử dụng và thải rác thải nhựa ra môi trường.
Họ làm được – Tại sao khách sạn bạn lại không?
Cùng Hoteljob.vn kêu gọi cộng đồng nhân sự nghề Khách sạn - Du lịch chung tay bảo vệ môi trường, nói KHÔNG với rác thải nhựa nhé!
Bạn muốn trở thành người Mường và tham gia vào những hoạt động ý nghĩa trên - truy cập ngay gian tuyển dụng Tập đoàn khách sạn Mường Thanh và nộp hồ sơ ứng tuyển online...
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên